Messenger và WhatsApp cho thấy tốc độ phát triển ngày càng đáng kinh ngạc.
Ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook là nền tảng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm 2015. Messenger cũng là ứng dụng phổ biến đứng thứ 2 của hệ điều hành iOS trên toàn cầu, chỉ xếp sau Facebook.
Tại Hội nghị phát triển F8 năm 2015, Facebook cho biết Messenger đã đạt mốc 700 triệu người sử dụng hàng tháng. Con số này đã tăng lên 800 triệu người sử dụng vào tháng 1 năm 2016. Và đến nay đã có 900 triệu người sử dụng Messenger hàng tháng.
Nó cho thấy tốc độ phát triển của Messenger trong thời gian gần đây còn cao hơn năm 2015 rất nhiều. Không chỉ có Messenger, mà ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook cũng có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.
Theo báo cáo hồi tháng 2, ứng dụng WhatsApp đã đạt mốc hơn 1 tỷ người sử dụng hàng tháng, cao hơn cả Messenger.
Tại sự kiện mở màn F8 vừa diễn ra đêm qua, CEO Mark Zuckerberg cũng cho biết hai nền tảng Messenger và WhatsApp hiện nay đã có khoảng 60 tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Trong khi đó, số tin nhắn SMS được gửi đi trên toàn thế giới là 20 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Chưa dừng lại ở đó, Facebook mới giới thiệu nền tảng chatbot cho ứng dụng Messenger. Với chatbot, người sử dụng và các doanh nghiệp sẽ dễ dàng giao tiếp với nhau hơn. Nó cũng sẽ khuyến khích sử dụng Messenger nhiều hơn nữa.
Nhà mạng thất thu
Doanh thu chính của các nhà mạng vẫn đến từ tin nhắn SMS và gọi thoại. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng OTT như Messenger hay WhatsApp, nhu cầu SMS và gọi điện thông thường đã giảm xuống. Cũng vì vậy mà nguồn thu chính của các nhà mạng đang bị sụt giảm.
Báo cáo doanh thu từ tin nhắn SMS của các nhà mạng trên thế giới đang sụt giảm mảnh. Nghiên cứu của Ovum cho thấy các ứng dụng OTT đã khiến nhà mạng thất thu 13,9 tỷ USD trong năm 2001 và con số này đã tăng lên 23 tỷ USD trong năm 2012.
Theo thống kê của Analysys Mason, khoảng 20% số người sử dụng gọi điện bằng các ứng dụng OTT nhiều hơn so với dịch vụ thoại truyền thống. Trong đó có 5% số người sử dụng đã không còn sử dụng dịch vụ thoại truyền thống, mặc dù con số này chưa đáng báo động nhưng nó vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Số lượng tin nhắn SMS cũng đã giảm 20% - 30% so với cùng kỳ năm 2014, theo thống kê của Ovum trong cuối năm 2015.
Tham khảo: Theverge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI