Facebook phát triển công nghệ giúp con người có thể giao tiếp bằng não bộ trong thế giới thực tế ảo
Một công nghệ nghe có vẻ điên rồ, nhưng đang được Facebook phát triển và có thể ra mắt trong vài năm tới.
Tại Hội nghị phát triển F8, Facebook đã giới thiệu rất nhiều dự án và sản phẩm liên quan đến công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo. Trong đó có mạng xã hội thực tế ảo đầu tiên trên thế giới, Spaces.
Để có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người sử dụng trong mạng xã hội ảo này, Facebook đang phát triển một giao diện đọc suy nghĩ của não bộ. Từ đó, tham vọng của Facebook là giúp người dùng giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng suy nghĩ, không còn cần tới bàn phím hay màn hình cảm ứng nữa.
Tại F8, CEO Mark Zuckerberg đã tiết lộ về dự án “Giao diện não bộ” của Facebook. Đây là một trong các dự án được phát triển bởi bộ phận Building 8. CEO Mark Zuckerberg cũng nhấn mạnh rằng đây là một dự án vô cùng quan trọng và vượt xa cả công nghệ thực tại tăng cường.
Regina Dugan, người đứng đầu Building 8 của Facebook cho biết: “Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn có thể soạn thảo văn bản hay nhắn tin bằng bộ não?”. Để có thể làm được điều đó, các điện cực siêu nhỏ có thể được gắn vào vỏ não của bạn.
Nghe có vẻ điên rồ và rùng rợn, nhưng công nghệ này hứa hẹn có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng các thiết bị thông minh như smartphone. Tất nhiên các điện cực này sẽ không thể đọc được các suy nghĩ bên trong mà bạn không muốn tiết lộ, bạn có thể chủ động điều khiến nó để làm những gì bạn muốn.
Chưa rõ bao giờ công nghệ này mới trở thành hiện thực, nhưng bà Dugan cho biết có thể chỉ là một vài năm tới. Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk cũng vừa đầu tư vào Neuralink để phát triển một công nghệ cấy ghép tương tự, nhưng có tác dụng làm tăng khả năng xử lý và tính toán của bộ não.
Tham khảo: techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI