Cả hai đang lặp lại đường đi của Apple và Microsoft cách đây 3 thập kỷ.
Ít ai biết đấu, ngày đầu xuất hiện, một trong những đối tác quan trọng của Microsoft chính là Apple - nhà sản xuất Apple II – chiếc máy tính “vàng” thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự hợp tác này không kéo dài lâu.
Microsoft bắt tay hợp tác với IBM, mở ra một kỷ nguyên thống trị của phân khúc máy tính giá rẻ. Về phần Apple, trước khi nổi tiếng với dòng sản phẩm cao cấp như hiện tại, họ cũng từng gặp nhiều khó khăn thời kỳ đầu.
Mới đây, Google đã hợp tác với các nhà sản xuất: Samsung, HTC, LG, Huawei, Alcatel, ZTE, Xiaomi và Asus để phát triển Daydream – thiết bị giúp giá của công nghệ thực tế ảo (virtual reality - VR) rẻ và dễ tiếp cận với người dùng hơn.
Nếu Daydream thành công, mô hình điện toán này sẽ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên công nghệ mới. Và lịch sử có thể lặp lại. Google trong vai Microsoft và Facebook sẽ giống như Apple.
Mặc dù Apple II không phải chiếc máy tính xuất hiện đầu tiên, nhưng khi ra mắt vào năm 1977, ý tưởng về máy tính cá nhân (Personal Computer – PC) đơn thuần chỉ là trò tiêu khiển trong lúc rảnh rỗi. Đơn cử, Apple I – chiếc máy tính làm hoàn toàn bằng tay là sản phẩm của thú vui này.
Bước đột phá của Apple II là việc đưa được những chi tiết công nghệ phức tạp vào trong chiếc hộp có sẵn để bất cứ ai cũng có thể viết phần mềm và sử dụng nó. Thành công này đã truyền cảm hứng cho Apple ra mắt hẳn một dòng sản phẩm tương tự kéo dài tới năm 1993.
Tuy nhiên, Microsoft đã chớp lấy cơ hội. Trong khi Apple II và Apple Macinstosh dần phổ biến nhưng giá thành của chúng vẫn rất cao đối với hầu hết người dân. Một khi Apple còn là nhà sản xuất độc quyền các dòng máy tính này, giá thành sẽ không bao giờ giảm. Vì vậy, Microsoft đã chơi bài ngửa khiến kế hoạch của Apple phá sản hoàn toàn.
Song song với việc mang Windows đến với từng nhà sản xuất máy tính, Microsoft cung cấp các phần mềm tương thích, xây dựng một hệ sinh thái gồm nhiều loại máy tính từ các công ty khác nhau. Giá PC giảm, các nhà sản xuất máy tính mọc lên như nấm sau mưa, cổ phiếu của Microsoft tăng chóng mặt, và tương lai của Apple cũng sớm được định đoạt.
Google đang bước những bước giống hệt Microsoft khi cung cấp miễn phí hệ điều hành Android tới các nhà sản xuất điện thoại di động. Người dùng thoải mái lựa chọn các sản phẩm Android, từ dưới 100 tới trên 700 USD. Ông lớn Google muốn một lần nữa áp dụng “chiêu bài” này với công nghệ thực tế ảo.
Giống với Apple trước kia, Facebook thắt chặt quản lý các sản phẩm thực tế ảo khi đã chi tới 2 tỷ USD mua lại năm 2014, tiêu biểu là sản phẩm cao cấp Oculus Rift VR.
Bởi vậy Oculus Rift VR mang những ưu và nhược điểm giống hệt Apple II và Macintosh trước đó. Nó được thiết kế tinh giản tối đa với công nghệ thực tế ảo hàng đầu hiện nay. Tiền nào của nấy, Oculus Rift có mức giá 599 USD trong khi người dùng chỉ cần bỏ ra 1.200 USD để mua máy tính sử dụng thiết bị này.
Google nhìn xa trông rộng hơn nhiều. Công nghệ thực tế ảo chưa bao giờ gần với người dùng đến thế. Chỉ với 20 USD, Google Cardboard – chiếc kính VR bằng bìa cát tông có thể giúp người chơi “sống ảo” với bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào.
Google cũng tìm đến đối tác là các nhà sản xuất phần cứng để hiện thực hóa Daydream bằng việc cung cấp bản thiết kế chi tiết về một thiết bị thực tế ảo mà bất cứ OEM nào cũng có thể sản xuất được.
Dẫu Daydream còn tồn tại điểm trừ khi chỉ tương thích với một số dòng điện thoại nhất định nhưng tiêu chí của Google vẫn là giá thành rẻ và tối đa hóa chức năng của chiếc điện thoại mà người dùng đang có.
Facebook cũng không nằm ngoài xu hướng này khi kết hợp với Samsung ra mắt Samsung Gear VR – dòng thiết bị thực tế ảo tầm trung có hỗ trợ cho smartphone. Tuy nhiên, mức giá của nó vẫn cao hơn mức trung bình và chỉ chịu hoạt động khi được “song kiếm hợp bích” với điện thoại Galaxy của Samsung.
Theo kế hoạch, Daydream của Google hỗ trợ cả dòng điện thoại thông minh giá rẻ. Mặc dù không mạnh mẽ như Oculus Rift, nhưng nếu thành công Daydream sẽ thực sự bùng nổ, trở thành hình mẫu để các OEM tạo ra các sản phẩm VR mới mức giá hợp lý.
Nếu mọi việc suôn sẻ, người dùng có thể chọn hoặc Oculus cao cấp của Facebook hoặc Daydream bình dân của Google. Tuy nhiên, điều này sẽ khó xảy ra. Bởi lịch sử đã cho thấy khi xảy ra xung đột giữa hai kẻ khổng lồ công nghệ là Apple và Microsoft, chỉ người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Hiện tại người dùng không thể truy cập hợp pháp ứng dụng YouTube của Google trên hệ điều hành thực tế ảo Oculus của Facebook. Nếu thực tế ảo là tương lai của giới công nghệ thì cuộc tranh giữa Facebook và Google sẽ tương tự Apple và Microsoft cuối thế kỷ trước
Sau cùng, Apple và Microsoft đã đạt được những thỏa thuận nhất định. Microsoft chịu phát triển ứng dụng cho iPhone; Táo khuyết thì nhiệt tình quảng bá Microsoft Office trên iPad.
Để có được kết quả này, cả hai đã phải cùng nhau trải qua những biến đổi thăng trầm của ngành công nghiệp máy tính và Internet. Còn công nghệ thực tế ảo mới chỉ đang nhen nhóm ở giai đoạn đầu tiên, giữa Google và Facebook sẽ còn những màn "huyết chiến" nảy lửa không có hồi kết.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập