Facebook vừa chính thức cho phép 2,6 tỷ người dùng mua hàng trực tiếp trên nền tảng của họ, từ Amazon đến các ứng dụng đặt, giao đồ ăn đều phải run sợ!
Cho phép người dùng mua hàng trực tiếp, Mark Zuckerberg có tham vọng thành siêu sàn thương mại điện tử, đối đầu trực tiếp với Amazon.
Theo thông tin vừa được công bố, cả Facebook và Instagram vừa được tích hợp tính năng như một sàn thương mại điện tử. Trên thực tế, Facebook đã có Marketplace tuy nhiên họ sẽ đẩy mạnh hơn nữa. Trong khi đó Instagram bắt đầu cho phép người dùng mua sản phẩm trên những bài đăng hoặc quảng cáo. Tuy nhiên, những công cụ mới của công ty còn vươn xa hơn nữa, cho phép các doanh nghiệp tạo ra một Cửa hàng Facebook (Facebook Shop).
Đây được cho là sự nắm bắt xu hướng thị trường cực kỳ nhanh nhạy của Facebook sau khi dịch Covid-19 ập đến, khiến người tiêu dùng chuyển xu hướng mua sắm online nhiều hơn. Ngoài ra, những người này cũng thường xuyên lướt Facebook và Instagram hơn để nắm bắt những thông tin về tình hình của những nhà hàng và cửa hàng địa phương mà họ yêu thích. Câu hỏi đặt ra là tại sao không cho phép người mua có thể mua ngay sản phẩm mà không cần phải rời khỏi ứng dụng Facebook hoặc Instagram?
Chưa kể đến việc dịch bệnh đã gây tổn hại và thậm chí giết chết nhiều doanh nghiệp nhỏ - những doanh nghiệp đăng bài hoặc quảng cáo trên Facebook. Vì vậy công ty muốn giúp những doanh nghiệp này có thể sống sót tốt hơn.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tạo một Facebook Shop, hoàn toàn miễn phí – chỉ cần tải, phân loại sản phẩm, chọn ảnh nền và chỉnh màu. Khách hàng sau đó có thể lướt xem, lưu và đặt hàng sản phẩm.
Phó chủ tịch quảng cáo của Facebook là Dan Levy nói rằng công ty sẽ thu một "khoản phí nhỏ" với mỗi giao dịch, nhưng cỗ máy chính tạo ra tiền cho Facebook sẽ tới từ việc bán quảng cáo cho các shop.
Trong phiên thảo luận trực tuyến của Facebook ngày hôm nay, CEO Mark Zuckerberg đã mô tả những dịch vụ mới của công ty là cách giúp các doanh nghiệp vượt qua bão Covid-19 mặc dù anh thừa nhận rằng điều đó không "xóa bỏ được mọi thiệt hại kinh tế".
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích đều nhận định rằng ý định của Mark Zuckerberg sâu xa hơn nhiều. Ông chủ Facebook muốn cạnh tranh với Amazon. Sở hữu 2,6 tỷ người dùng là lợi thế khiến Facebook hoàn toàn có khả năng đạt được tham vọng của họ.
Mark nói rằng anh cũng sẽ tận dụng dữ liệu người dùng hiện có để cải thiện dịch vụ quảng cáo.
"Nếu xem shop trong ứng dụng của chúng tôi hoặc mua một thứ gì đó, chúng tôi sẽ ghi nhận, đánh giá và có thể sử dụng những dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm trong lần mua sắm tiếp theo của bạn".
Dẫu vậy, nhà sáng lập Facebook vẫn tỏ ra khiêm tốn và khẳng định anh không muốn thay thế Amazon trở thành công ty cung cấp dịch vụ đầy đủ từ đầu đến cuối mà chỉ có mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra cửa hàng trực tuyến, quan tâm đến dữ liệu và thanh toán.
Mark nói rằng Facebook cũng sẽ tích hợp dịch vụ giao hàng và vận chuyển: "Trong dài hạn, không tồi nếu chúng tôi thêm dịch vụ đặt đồ ăn". Nếu thành công, đây thực sự là mối đe dọa lớn đối với những công ty giao hàng, gọi đồ ăn đang hoạt động.
Một chuyên gia nhận định rằng Facebook có tham vọng trong dài hạn là trở thành "siêu ứng dụng" cho phép người dùng nhắn tin, mua sản phẩm và chuyển tiền ngay trên 1 nền tảng.
Phó chủ tịch sản phẩm của Instagram là Vishal Shah nói rằng hiện đã có gần 1 triệu doanh nghiệp đăng ký sử dụng bản thử nghiệm dịch vụ mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập