Ford đầu tư 1 tỷ USD cho nhân viên kỳ cựu của Google và Uber phát triển công nghệ xe tự động lái
Nền tảng xe tự động đã và đang trở thành một thị trường nóng trên thế giới mà không công ty ô-tô nào có thể dễ dàng bỏ qua và đứng ngoài cuộc chơi được.
Ford mới đây đã công bố kế hoạch của mình khi quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào quá trình phát triển 5 năm dành cho dự án mới toanh liên quan đến Argo AI - một start-up về trí tuệ nhân tạo. Công ty này được thành lập bởi Bryan Salesky, trước là nhân viên kỳ cựu trong đội ngũ phát triển xe tự lái của Google, và Peter Rander, từng lãnh đạo nhóm nghiên cứu công nghệ tự động hóa của Uber. Hiện tại, Argo AI vẫn đang hoạt động một cách khá âm thầm ở trụ sở tại Pittsburgh đã vài tháng qua. Được biết, mục tiêu của Ford là tiếp cận và nhờ đến chuyên môn của các nhà nghiên cứu tại Argo AI để giúp họ vươn lên nắm giữ vị thế đáng kể trong làng xe tự động hóa của thế giới.
Thỏa thuận này cũng thực sự đồng nghĩa với việc Ford đang mua lại Argo AI và đóng góp một phần không nhỏ vào số phận cũng như công cuộc phát triển của mình, dù công ty có nhắc đến đây như một khoản đầu tư thay vì một thương vụ mua bán và thâu tóm. "Từ góc nhìn kế toán và sổ sách tài chính nói chung, Argo AI là một công ty con của chúng tôi," CEO Mark Fields của Ford phát biểu trong sự kiện ở San Francisco vào ngày 10/2. "Nhưng xét về cách thức vận hành, hoạt động và cơ cấu liên quan, Argo Ai vẫn đứng trên cương vị khá độc lập." Điều đó được giải thích qua việc 2 công ty dự định sử dụng mối quan hệ và yêu sách công bằng song song này để thu hút các kỹ sư đến với mình thay vì chuyển sang làm cho đối thủ khác.
Theo như một phần ràng buộc của mối quan hệ hợp tác trên, Argo AI sẽ giúp Ford phát triển mảng hệ thống tự động của mình cho một phương tiện trong tương lai, dự kiến ra mắt vào năm 2021. "Argo AI sẽ tập trung đầu tuên vào công cuộc hỗ trợ cho Ford để củng cố thị trường xe tự lái," chia sẻ bởi Fields. Ông cũng cho biết động thái này cũng sẽ có thể bao gồm cả việc phân phối công nghệ xe tự lái đến các đối tác và khách hàng khác. Đây là hướng đi tương tự với Volvo năm ngoái khi hãng xe Thụy Điển này cũng hợp tác với Autoliv - công ty cung ứng sản xuất phụ kiện an toàn tự động - để mở rộng thị trường công nghệ tự động hóa cho ô-tô.
Ford có thể là một trong những công ty lớn nhất ở Mỹ, nhưng chắc chắn họ không có tiềm lực sánh ngang tầm cỡ như Google hay Apple. Do đó, con số 1 tỷ USD này cũng là một khoản chi xứng đáng đối với họ để có trong tay các chuyên gia kỳ cựu nổi tiếng thế giới, được mong chờ đem lại thành quả và chỉ tiêu tốt đẹp cho công ty trong thương vụ này. Đây cũng là ý định chính trong chiến thuật kinh doanh của Ford khi đầu tư vào mảng thiết bị phần cứng và cả phần mềm tự động. Năm vừa rồi, Ford cũng đã bắt tay với Baidu - tên tuổi lớn về mảng dịch vụ tìm kiếm web từ Trung Quốc - để "rót" 150 triệu USD vào Velodyne, chủ nhân chế tạo nên các loại cảm biến LIDAR danh tiếng, từ đó cải tiến công nghệ để khiến quy trình sản xuất thiết bị dễ dàng, phổ biến và ít tốn kém hơn trước.
Sự hợp tác của Ford cũng đang dần cho thấy dấu hiệu rõ rệt của một cuộc đua gay gắt trong lĩnh vực công nghệ xe tự động hóa và tiềm năng đối với thị trường toàn cầu trong tương lai. Các công ty phát triển định hướng đa dạng như Tesla cũng đang chứng tỏ được vị thế của mình với nền tảng Autopilot. Trong khi đó, bộ phận phát triển Waymo của Alphabet Inc. thì đang dần làm nóng thị trường thương mại, và Uber cũng có những động thái thử nghiệm dịch vụ xe tự động của riêng mình.
Chắc chắn rằng Ford không hề muốn những tên tuổi ở Silicon Valley kia làm lu mờ thương hiệu của mình. Ngoài ra, vì đặc thù của lĩnh vực phát triển xe tự lái cần đến rất nhiều trình độ liên quan đến cả máy tính, robot học, machine-learning và các khía cạnh phức tạp nữa, cho nên những nguồn lực đáng giá sẽ không có nhiều để khai thác mà tìm đến. (Cả Salesky và Rander sáng lập nên Argo AI đều là những cái tên xuất sắc của Trung tâm Kỹ sư Robot học tại Đại học Quốc gia Carnegie Mellon - "cái nôi" bắt nguồn khởi đầu cho hàng loạt những tài năng nghiên cứu công nghệ tự động của Uber sau này.) Do vậy, nhờ thâu tóm Argo mà Ford đã có trong tay sự trợ giúp của những chuyên gia nổi bật trong ngành công nghiệp này.
"Chúng tôi nhận thấy Argo AI có một tiềm năng sâu xa trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa có thể phát triển trên quy mô rộng rãi," Salesky phát biểu tại sự kiện của Ford. "Để làm được điều đó, bạn chắc chắn phải cần đến thị trường và vị thế cũng như sụ trợ giúp của một công ty lớn như Ford." Ford cũng từ chối tiết lộ về lượng kỹ sư được tuyển chọn hoạt động trong nhóm phát triển của Argo, nhưng Salesky đã cho biết ông hy vọng con số đó sẽ vượt qua 200 người từ nay cho tới cuối năm.
Tham khảo: TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android