Foxconn chuyển thêm dây chuyền sản xuất iPhone từ Trung Quốc tới Ấn Độ vì lo sợ dịch Corona
Dịch bệnh đang ảnh hưởng rất nhiều tới nền sản xuất của Trung Quốc.
Trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Foxconn đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPhone của mình từ nước này tới Ấn Độ. Và đến nay do dịch bệnh Corona bùng phát, hãng quyết định chuyển thêm một vài dây chuyền sản xuất nữa tới đây, theo thông tin từ nhà phân tích Ming-Chi Kuo.
Trong một bài viết với khách hàng của mình, Kuo nói rằng nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu hiện đang sản xuất những mẫu iPhone quan trọng nhất của Apple, được cho là dòng iPhone 11 và iPhone SE 2 sắp được ra mắt trong thời gian tới. Nhà máy này theo kế hoạch sẽ được mở cửa trở lại vào ngày 2 tháng 2, nhưng sau đó đã tiếp tục phải ngừng hoạt động ít nhất thêm 1 tuần nữa. Tỷ lệ công nhận đi làm sau kì nghỉ tránh dịch có thể sẽ chỉ vào 40 - 60%.
Những mẫu iPhone dành cho năm 2020 hiện đang được phát triển tại nhà máy Thâm Quyến, đã phải làm việc qua Tết âm lịch để kịp tiến độ. Nhưng do dịch Corona, số nhân viên đi làm cũng đã bị giảm còn 30 - 50%. Vì sự chậm trễ của 2 nhà máy này, Foxconn đã chuyển công tác phát triển và sản xuất tới Ấn Độ và một nhà máy khác tại Thiểm Tây. Tuy vậy, khả năng sản xuất của 2 nhà máy này được cho là khá thấp, không đáp ứng được nhu cầu của Apple.
-> Vào đây để đọc thêm về tác động kinh tế do virus corona gây ra.
Một nhà cung cấp linh kiện khác của Apple là Pegatron cũng gặp nhiều khó khăn trong thời gian này. Nhà máy của họ tại Thượng Hải đã làm việc trở lại vào ngày 3 tháng 2 với lượng nhân công lên tới 90%. Nhưng theo Kuo, con số này trên thực tế chỉ khoảng 60 - 70%, vì nhiều nhân viên có ý định nghỉ việc sau khi nhận được lương tháng trước.
Nhà máy của Pegatron tại Côn Sơn có trọng trách sản xuất iPhone SE 2 theo kế hoạch sẽ mở cửa vào ngày 10 tháng 2, nhưng cũng đã bị hoãn lại một vài ngày, với số nhân công trở lại làm được dự tính chỉ 40 - 60%.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI