Nhà sản xuất iPhone chính của Apple cho biết có đủ khả năng làm mọi chuyện bên ngoài Trung Quốc, tuy nhiên Apple thấy điều đó là chưa cần thiết.
Apple có một kế hoạch dự phòng nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo đó, đối tác sản xuất chính của công ty có trụ sở tại Cupertino, California này có đủ khả năng để sản xuất toàn bộ số iPhone xuất khẩu sang Mỹ ở bên ngoài Trung Quốc nếu cần thiết - đó là khẳng định của một lãnh đạo cấp cao của Hon Hai Precision Industry Co. Hiện nay, hầu hết số smartphone mà nhà sản xuất Đài Loan đảm nhận đều được lắp ráp tại Trung Hoa Đại lục.
Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Apple, là nguồn gốc xuất xứ của hầu hết số iPhone và iPad mà hãng đang bán, đồng thời còn là thị trường quốc tế lớn nhất của hãng. Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua đã đe dọa Bắc Kinh bằng những khoản thuế mới áp lên khoảng 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc - một động thái có khả năng làm leo thang căng thẳng, cùng lúc đó khiến sản phẩm có khả năng sinh lời cao nhất của Apple bị đe dọa nghiêm trọng khi phải đối mặt với một khoản thuế trừng phạt từ phía Trung Quốc.
Hon Hai, còn được biết đến với tên gọi Foxconn, là đối tác sản xuất quan trọng bậc nhất của Apple. Theo Trưởng bộ phận bán dẫn, thành viên hội đồng quản trị Young Liu, Foxconn sẽ hoàn toàn ủng hộ Apple nếu hãng này cảm thấy cần phải điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất trong trường hợp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn và khó dự đoán hơn.
"25% khả năng sản xuất của chúng tôi nằm ngoài Trung Quốc, và chúng tôi có thể giúp Apple đáp ứng được nhu cầu của họ tại thị trường Mỹ" - Liu nói, nhấn mạnh thêm rằng công ty đang đầu tư vào dây chuyền sản xuất ở Ấn Độ để hỗ trợ Apple. "Chúng tôi có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của Apple".
Apple vẫn chưa yêu cầu Hon Hai phải chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng Liu cho biết công ty hoàn toàn có khả năng chuyển dây chuyền đi nơi khác theo nhu cầu của các khách hàng. Công ty sẽ thực hiện mọi việc một cách nhanh gọn và dựa vào dây chuyền sản xuất nội địa hóa nhằm đối phó với chiến tranh thương mại, giống như hãng từng dự báo cần phải xây dựng một trụ sở ở bang Wisconsin ở Mỹ hai năm trước.
Vẫn chưa rõ liệu Ấn Độ có trở thành cơ sở sản xuất chính cho dòng sản phẩm chủ lực của Apple hay không. Foxconn hiện đang chạy các bài kiểm tra chất lượng đối với dòng sản phẩm iPhone XR tại đây và dự định bắt đầu sản xuất hàng loạt tại một nhà máy ở Chennai. Các mẫu máy cũ hơn hiện đã được lắp ráp tại một nhà máy của Wistron ở Bangalore.
Foxconn còn đồng ý xây dựng một nhà máy với sức chứa 13.000 công nhân ở Wisconsin nhằm đổi lại khoản ưu đãi hơn 4,5 tỷ USD của chính phủ. Nhưng dự án này đã bị chỉ trích khá nhiều bởi mức lương trả cho công nhân quá thấp, những đợt sa thải nhân viên đột ngột, và mục tiêu sản xuất thay đổi vô chừng. Hôm thứ 3, các lãnh đạo của công ty cho biết quá trình xây dựng vẫn đúng theo lịch trình và sẽ thuê khoảng 2.000 nhân công Mỹ vào cuôi năm 2020.
Công ty Đài Loan cũng sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm máy chủ và mạng cho thị trường Mỹ vào cuối năm sau, bên cạnh các mặt hàng LCD bắt đầu từ năm sau.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín