Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất

    Tuấn Lê,  

    Không chỉ đơn thuần là một chiếc case máy tính, North còn là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và nghệ thuật thiết kế nội thất. Với mặt trước được tạo điểm nhấn bằng gỗ tự nhiên, lưới kim loại thông gió, sản phẩm này mang đến sự hài hòa tinh tế, phù hợp với không gian phòng khách sang trọng.

    Lý do tôi chọn mua Fractal Design North lần này

    Trước đây, tiêu chí lựa chọn thùng máy của tôi là phải thoáng mát để có thể đáp ứng được những con chip i9 của Intel vốn luôn rất "nóng bỏng". Và vì vậy, những thùng máy ngày trước tôi chọn đa phần đều rất lớn, thậm chí là dual chamber. Nhưng trải qua một thời gian sử dụng, tôi chợt nhận ra không muốn để chiếc máy tính của mình ở trong gian phòng làm việc nữa mà muốn đưa nó ra phòng khách. Và thế là, bài toán lựa chọn thùng máy mới lại bắt đầu từ đây.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 1.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 2.

    Corsair 6500X và NZXT H9 Elite là hai thùng máy dual chamber mang đến hiệu quả tản nhiệt tối ưu và việc đi dây, lắp linh kiện cũng dễ dàng nhờ khoảng trống lớn. Nhưng tôi chỉ có thể đặt nó ở phòng làm việc của mình chứ khó lòng để ra phòng khách vì khá vướng víu.

    Khi tìm kiếm một chiếc thùng máy có thể đặt tại phòng khách mà vẫn giữ được sự sang trọng, tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng trên internet, tìm hiểu các video trên YouTube. Phần lớn các case dành cho mainboard chuẩn ATX truyền thống đều cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và không phù hợp với không gian hiện đại. Trong khi đó, tôi lại muốn một chiếc case có thiết kế nhỏ gọn (cũng rất may Intel Core Ultra 9 285K năm nay đã ít sinh nhiệt hơn rất nhiều nên tôi không cần thùng máy lớn nữa), thẩm mỹ cao và dễ dàng phối hợp với các đồ nội thất màu sáng trong nhà, đồng thời tạo cảm giác hòa hợp với PS5 trắng của mình.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 3.

    Fractal Design North nhanh chóng thu hút sự chú ý của tôi ngay khi tìm thấy, bởi sản phẩm này không chỉ đẹp, mà còn đạt các tiêu chí về tính năng mà tôi mong muốn. Với thiết kế mặt trước ấn tượng, kết hợp các tấm gỗ tự nhiên đầy sang trọng, và lưới kim loại giúp cải thiện khả năng làm mát, North trở thành lựa chọn không thể bỏ qua.

    Được công nhận qua nhiều giải thưởng thiết kế danh giá, Fractal Design North thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và nội thất cao cấp, hoàn toàn phù hợp với những nhu cầu hiện tại của tôi.

    Fractal Design là một thương hiệu phần cứng máy tính danh tiếng, được thành lập vào năm 2007 tại Gothenburg, Thụy Điển. Kể từ khi ra mắt, Fractal Design đã nổi tiếng với các sản phẩm như case, bộ tản nhiệt và phụ kiện máy tính được thiết kế theo triết lý Scandinavia – đơn giản, tinh tế và thực dụng. Những sản phẩm như dòng Define, Meshify, hay Pop đã trở thành biểu tượng của hãng, nhờ khả năng tối ưu hóa không gian và hiệu suất làm mát tuyệt vời.

    Fractal Design North đánh dấu một bước tiến khác biệt khi hãng quyết định thử nghiệm với sự kết hợp giữa công nghệ và nghệ thuật nội thất. Được đánh giá cao trong cộng đồng build PC, North không chỉ thu hút bởi vẻ ngoài ấn tượng mà còn đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế, như Red Dot Design Award. Điều này cho thấy sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng về công năng mà còn tạo dấu ấn mạnh mẽ về thẩm mỹ.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 4.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 5.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 6.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 7.

    Giải thưởng thiết kế danh giá và những phản hồi tích cực từ cộng đồng đã khẳng định Fractal Design North là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm sự đột phá trong dàn PC của mình.

    Cận cảnh và các tính năng nổi bật của Fractal Design North

    Fractal Design North được thiết kế để tối ưu cả về vẻ ngoài lẫn hiệu suất. Tấm ốp gỗ tự nhiên không chỉ là một điểm nhấn thị giác mà còn mang lại cảm giác gần gũi, khác biệt so với các thiết kế kim loại thông thường, đây cũng là ưu điểm để nó có thể hòa hợp được với đồ nội thất ở phòng khách.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 8.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 9.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 10.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 11.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 12.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 13.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 14.

    Tất cả các cạnh máy đều được làm bo cong, tạo cảm giác mềm mại, phù hợp với không gian phòng khách.

    Tất nhiên mặt trước này không chỉ có những tấm gỗ, đằng sau nó là hệ thống hút gió vào để tản nhiệt các linh kiện bên trong. Cũng giống như các sản phẩm case máy tính hiện nay, trước khu vực quạt gió tản nhiệt đều có một tấm lưới chắn nhằm hạn chế bụi bị cuốn vào bên trong.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 15.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 16.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 17.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 18.

    Mở mặt trước dễ dàng, chỉ cần đưa tay xuống dưới đáy và kéo ra.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 19.

    Hai mặt bên được cố định bởi ốc màu đen, lần đầu có thể sẽ cần vít tháo nhưng những lần sau bạn chỉ cần vặn tay để siết và mở là được.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 20.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 21.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 22.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 23.

    Nóc máy dễ dàng mở ra nhờ có lẫy giữ, không cần cố định bằng ốc.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 24.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 25.

    Mặc định Fractal Design North có 2 quạt kích thước 140mm đặt ở phía trước, còn phía trên và đằng sau sẽ không có, người dùng có thể mua thêm để gắn vào nếu muốn tăng cường hiệu suất tản nhiệt cho thùng máy. Phần mặt nóc của thùng máy có thể gắn được tối đa 2 quạt 120mm hoặc 2 quạt 140mm, còn mặt trước có thể tối đa 3 quạt 120mm hoặc 2 quạt 140. Với người dùng muốn sử dụng tản nhiệt nước AIO cho CPU, loại 240mm sẽ thích hợp gắn trên nóc còn 360mm thì gắn ở mặt trước.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 26.

    Fractal Design thiết kế sẵn 1 hub để người dùng có thể đi dây cáp cấp điện cho quạt, khá tiện lợi.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 27.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 28.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 29.

    Hệ thống cổng kết nối được bố trí ở phía trên, bao gồm USB-C, hai cổng USB-A, và jack cắm âm thanh 3.5mm, dễ dàng truy cập và sử dụng trong mọi tình huống. Phần đèn LED hiển thị trạng thái nguồn của máy cũng được thiết kế rất tinh tế.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 30.

    Mặt bên trái thùng North là lưới kim loại, người dùng có thể lựa chọn phiên bản cửa sổ trong suốt nếu muốn thấy nội thất bên trong, nhưng với tôi thì lại muốn che đi vì cần sự tối giản hòa hợp với không gian phòng khách nhất có thể thay vì phải khoe dàn đèn LED RGB chạy cả ngày.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 31.

    Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, case vẫn hỗ trợ bo mạch chủ ATX, có đủ không gian cho card đồ họa dài như MSI GeForce RTX 4070 Gaming X Slim của tôi (hoặc hỗ trợ card có độ dài tối đa 355mm), và cung cấp nhiều lựa chọn lắp đặt cho tản nhiệt.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 32.

    Ngoài ra, North cũng có hệ thống khay ổ cứng HDD và SSD dạng SATA ngay dưới đáy. Các chi tiết bên trong Fractal Design North được thiết kế rất chỉn chu, không một phần kim loại hay nhựa thừa nào xuất hiện.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 33.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 34.

    Do sử dụng tản nhiệt nước Cooler Master MasterLiquid 360 Atmos nên tôi đặt hệ thống 3 quạt và két nước ra mặt trước của North.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 35.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 36.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 37.

    2 quạt 140mm kèm theo của Fractal tôi gắn vào chiếc giá đỡ này, nó vốn được tặng kèm theo thùng máy North và điểm đặc biệt là bạn có thể gắn vào bên hông của thùng máy để tăng luồng gió thổi vào từ bên hông.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 38.

    Có tối đa 3 vị trí độ cao dành cho giá đỡ quạt này. Tuy nhiên, nếu bạn là người thích dựng card đồ họa theo chiều dọc thì khả năng cao sẽ không dùng được giá đỡ quạt này, thay vào đó có thể chuyển 2 quạt lên phần nóc của thùng máy.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 39.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 40.

    Cuối cùng, việc lắp ráp các linh kiện vào North cũng khá dễ dàng, dù đây không phải là một chiếc case quá lớn. Fractal Design đã tạo các ngõ đi cáp khá hợp lý, bên cạnh đó là hệ thống velcro sắp xếp dây ở mặt lưng phù hợp với những tín đồ thích sự ngăn nắp.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 41.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 42.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 43.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 44.

    Ở đây tôi có dùng thử bộ dựng card đồ họa Cooler Master Vertical Kit V3 màu trắng. Bộ kit này cũng khá dễ lắp ráp và tương thích với hầu hết các case thông dụng hiện nay.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 45.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 46.

    Ưu điểm của việc sử dụng kit này là mang lại hiệu ứng thị giác bắt mắt hơn, bạn có thể nhìn được card đồ họa theo một góc nhìn mới, bên cạnh đó VGA cũng không bị cong vênh theo thời gian và cũng cải thiện đường luồng khí bên trong case trong một số trường hợp.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 47.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 48.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 49.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 50.

    Thử với card MSI GeForce RTX 4070 Gaming X Slim 12G và Intel Arc 750 Limited Edition.

    Trải nghiệm thực tế cho thấy nhiệt độ trong thùng máy khá ổn định, khi chạy thử các bài test hiệu năng lẫn chơi game ở nhiệt độ phòng máy lạnh 27 độ C, lượng nhiệt tỏa ra từ các linh kiện chỉ nhỉnh hơn 1-2 độ C so với thùng máy Corsair 6500X rộng rãi mà tôi dùng trước đó. Và điều này làm tôi hoàn toàn hài lòng.

    Cấu hình mà tôi thử nghiệm để so sánh bao gồm:

    Mainboard: ASUS ROG Strix Z890-E Gaming WiFi

    CPU: Intel Core Ultra 9 285K

    GPU: MSI GeForce RTX 4070 Gaming X Slim 12G

    RAM: G.SKILL Trident Z5 Royal RGB 48GB 7200MHz DDR5

    Tản nhiệt: Cooler Master MasterLiquid 360 Atmos

    Nguồn: Corsair RM1000X

    Case: Corsair 6500X và Fractal Design North

    Nói một chút về RM1000X thì đây là chiếc nguồn công suất 1000W với chứng nhận 80 Plus Gold, cung cấp dòng điện ổn định và hiệu quả năng lượng cao. Corsair RM1000X có tính năng Zero RPM Fan Mode, giúp quạt tản nhiệt ngừng quay khi tải nhẹ, giảm tiếng ồn tối đa.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 51.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 52.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 53.

    Ngoài ra người dùng cũng có thể tự chỉnh tốc độ quạt với núm vặn phía sau hoặc chuyển sang chế độ Auto.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 54.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 55.

    Lượng dây cáp nguồn rất dư dả, Corsair cũng kèm theo lược kẹp dây cáp nguồn, giúp mọi thứ được gọn gàng và đẹp mắt hơn.

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 56.

    Núm vặn điều khiển tốc độ quạt, khi muốn Auto thì người dùng cứ việc vặn ngược hết về bên trái và nghe tiếng click là được.

    Nhìn chung với mức giá 3.590.000 VNĐ cho tất cả phiên bản (bao gồm màu trắng/đen, lưới/kính), Fractal Design North là một lựa chọn khá hợp lý dành cho những ai muốn góc bàn làm việc hoặc góc phòng khách trông thẩm mỹ hơn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu năng tản nhiệt tốt và hơn hết là không quá "bào mòn ví".

    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 57.
    Fractal Design North: Khi công nghệ hòa quyện cùng thiết kế nội thất- Ảnh 58.

    Cảm ơn NPCShop đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ