Fuchsia OS của Google trông giống như một phiên bản đại tu của Android
Câu hỏi đặt ra là: Google muốn làm gì với Fuchsia OS.
Lần đầu xuất hiện, hệ điều hành Fuchsia của Google khá khiêm tốn. Mặc dù nó được thiết kế cho nhiều thiết bị, từ Internet of Things tới máy tính nhưng nó còn chưa có giao diện đồ họa. Vài tháng sau, hệ điều hành này đã được cập nhật thêm giao diện Armadillo.
Màn hình chính của hệ điều hành gồm danh sách các thẻ cỡ lớn, cuộn theo chiều dọc, hiển thị các "stories" hoặc bộ sưu tập các ứng dụng và thành phần của hệ điều hành đang hoạt động cùng nhau để hoàn thành một tác vụ nhất định. Ngoài ra còn có một khu giống phong cách Google Now, hiển thị các thẻ gợi ý cho tác vụ mà khi sử dụng nó bạn có thể chỉnh những "stories" hiện có hoặc thêm "stories" mới. Hơn nữa, giao diện nguyên mẫu của Fuchsia cũng có tính năng chia màn hình đơn giản và giao diện với tỷ lệ lớn hơn cho tablet.
Fuchsia không được xây dựng dựa trên Linux như Android và Chrome OS nhưng vẫn sử dụng mã nguồn mở nên bất cứ ai cũng có thể tham gia vào việc xây dựng, chỉnh sửa bên trong nó. Trong khi đó, các ứng dụng dành cho Fuchsia được xây dựng bằng bộ công cụ Flutter của Google. Đây là bộ công cụ cho phép nhà phát triển viết ứng dụng cho cả Android và iOS.
Rõ ràng Google khá nghiêm túc trong việc phát triển Fuchsia. Tuy nhiên câu hỏi lớn nhất được đặt ra ở đây là hệ điều hành này sẽ có vai trò như thế nào. "Fuchsia không phải là một món đồ chơi", Travis Geiselbrecht của Google chia sẻ. Dẫu vậy, gã khổng lồ tìm kiếm vẫn chưa công bố bất cứ chiến lược nào dành cho Fuchsia.
Theo Ars Technica, Google có thể sử dụng Fuchsia như một phiên bản đại tu của Android. Đây cũng là hướng đi của Google nếu muốn tạo ra một nền tảng mới không còn liên quan gì tới những công nghệ mà họ không muốn hoặc không cần giống như Linux và Java. Việc sử dụng Flutter sẽ cho phép bạn chạy ứng dụng Android cho tới khi có hỗ trợ phần mềm rộng rãi hơn. Có thể vài năm nữa Fuchsia mới sẵn sàng tung ra cho người dùng nhưng một ngày nào đó Android sẽ không còn là trung tâm của thế giới điện toán Google nữa.
Theo Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android