Gần 10 năm xuất hiện trên smartphone, USB-C đã hoàn thành 1 sứ mệnh nhưng nhiều thứ khác vẫn còn là mớ hỗn độn
Chiếc smartphone đầu tiên có USB-C ra mắt vào năm 2015, được cho là mở đầu cho thời kỳ thống nhất tất cả các nhu cầu cáp. Gần 10 năm sau, USB-C một phần đã thực hiện được sứ mệnh của nó, tuy nhiên cũng vẫn còn đó nhiều sự hỗn tạp mà cổng kết nối này chưa thể giải quyết được như mong đợi.
- Bán 10% cổ phần công ty để mua vàng, người đàn ông vô tình bỏ lỡ "kho báu" 300 tỷ USD: Giờ sống bằng trợ cấp an sinh xã hội nhưng không hối tiếc
- Cảnh báo việc gia tăng sử dụng AI tạo video lừa đảo trên mạng xã hội
- Hàng nghìn trang tài liệu nội bộ bị rò rỉ, thuật toán quyền lực nhất internet Google Search lộ diện
- Quẹt thẻ ngân hàng thanh toán phải cấm nhân viên siêu thị làm điều này: Rất nhiều người đã bị lừa hết tiền
- Bị Mỹ cấm vận, Huawei cải tiến công nghệ cũ sản xuất chip 3nm
Nhiều khía cạnh của USB-C vẫn là một mớ hỗn độn ngày càng phức tạp về các vấn đề tương thích. Đó có thể là xung đột giữa các tiêu chuẩn sạc nhanh độc quyền hay tốc độ dữ liệu USB chỉ hoạt động trên một cổng cáp cụ thể. Vấn đề còn phức tạp hơn bởi tiêu chuẩn USB-C khiến người tiêu dùng nghĩ rằng mọi thứ đều hoạt động giống nhau, trong khi thực tế có rất nhiều khác biệt.
USB-C là gì và khác với các chuẩn trước đây như thế nào?
Trước khi đi sâu vào các vấn đề với USB-C, trước tiên cần thảo luận về tiêu chuẩn này. Nói ngắn gọn, USB-C là đầu nối USB đầu tiên có thể cắm đảo ngược. Như mong đợi, nó hiện có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử, từ smartphone đến laptop và cổng sạc tai nghe không dây, để thay thế cho đầu nối USB-A. Cổng sạc Type-C cũng xuất hiện trên một số thiết bị điện tử cầm tay như bàn chải đánh răng điện, máy hút bụi mini và máy ảnh.
So với các tiêu chuẩn USB trước đây, Type-C không chỉ có thể cắm đảo ngược; nó cũng khá nhỏ gọn và cực kỳ giàu tính năng. Như bạn có thể thấy trong sơ đồ trên, cổng USB-C có nhiều chân hơn so với các thế hệ USB trước. Tiêu chuẩn này hỗ trợ sạc nhanh, truyền dữ liệu, âm thanh, đầu ra màn hình ngoài 4K, v.v. Nó cũng tương thích chéo, giúp người dùng hầu như có thể sử dụng một bộ chuyển đổi và cáp duy nhất, ít nhất là đối với các thiết bị không sử dụng tiêu chuẩn cổng độc quyền.
Tuy nhiên, USB-C chỉ là đầu nối, chức năng của cổng phụ thuộc vào các giao thức cơ bản được hỗ trợ trên phần cứng, bao gồm USB Power Delivery, dữ liệu Thunderbolt, DisplayPort cho màn hình ngoài, USB4, v.v. Nhưng chúng ta sẽ nói đến điều đó sau.
USB-C đã thay đổi thế nào?
Bắt đầu với mặt tích cực, USB-C đang trở nên phổ biến hơn rất nhiều và xu hướng đó sẽ ngày càng tăng lên vì Ủy ban EU yêu cầu tất cả các thiết bị điện tử mới phải được cấp nguồn qua USB-C vào cuối năm 2024. Bạn có thể sớm sử dụng tất cả các tiện ích của mình bằng một cáp và bộ sạc duy nhất. Ngay cả Apple cũng chuyển sang sử dụng USB-C trên iPhone, điều này cho thấy cổng kết nối đã hoàn thành một phần sứ mệnh của mình.
USB Power Delivery qua USB-C đã trở thành một tiêu chuẩn sạc gần như phổ biến ở cả smartphone và laptop. Ngay cả những điện thoại dựa trên công nghệ sạc nhanh độc quyền cũng hầu như sử dụng công nghệ này dưới một số hình thức, dù ở mức năng lượng thấp hơn nhiều so với giao thức độc quyền của chúng. Dù vậy, hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa thể hiểu được các tiêu chuẩn sạc của USB-C, đặc biệt là khi có thêm USB PD PPS (Programmable Power Supply). Một vài thương hiệu smartphone đã tối ưu mô hình năng lượng linh hoạt với tiêu chuẩn lập trình mới, tạo ra nhiều thiết bị với tốc độ sạc chóng mặt so với các thiết bị khác.
Cổng USB-C ngày càng nhiều trong thị trường laptop so với cổng USB-A cũ hơn. Đó vừa là tin vui vừa là tin buồn, tùy thuộc vào số lượng phụ kiện sử dụng cổng cũ mà bạn đang còn dùng. Những adapter rất phiền phức nhưng hiện đang có xu hướng đi xuống khi USB-C ngày càng thâm nhập vào nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, bản chất phân mảnh của USB-C nghĩa là có sự khác biệt ngày càng tăng giữa các cổng USB-C khác nhau, ngay cả trên một laptop. Việc tìm ra cổng nào hỗ trợ sạc công suất cao hoặc truyền dữ liệu cực nhanh đòi hỏi người dùng phải tham khảo.
Nhìn chung, mọi thứ vẫn tốt đẹp hơn so với những ngày đầu, nhưng USB-C đã trở thành một mớ hỗn độn và nó thực sự trở nên tồi tệ hơn ở một số khía cạnh.
Tốc độ sạc vẫn là vấn đề dai dẳng của USB-C
Mặc dù USB-C đảm bảo điện thoại sẽ sạc được nhưng vẫn còn tùy bộ sạc, cáp, điện thoại và laptop nào phối hợp tốt với nhau để sạc nhanh tối ưu.
Một mặt, các giao thức sạc độc quyền vẫn tràn ngập các thiết bị của Trung Quốc, với HONOR, OnePlus, Xiaomi và các hãng khác cung cấp công suất siêu cao và thời gian sạc cực nhanh. Với điều kiện là bạn ghép nối điện thoại với bộ sạc và cáp chính xác.
Tuy nhiên, những thương hiệu này lại sạc chậm hơn khi dùng với các tiêu chuẩn phổ biến hơn, thường bị giới hạn ở mức 18W trở xuống. Đôi khi có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nhìn chung việc sạc vẫn là một vấn đề dù USB-C có thể sạc được cho hầu hết thiết bị.
USB Power Delivery phổ biến hơn nhiều ở các laptop và thương hiệu smartphone lớn, bao gồm Apple, Google và Samsung. Người dùng có nhiều khả năng nhận thấy sự hài hòa về sạc giữa các thiết bị, nhưng cũng có những vấn đề còn sót. Đầu tiên, có sự khác biệt lớn giữa mức năng lượng và tốc độ sạc trên laptop, smartphone và tablet, mặc dù tất cả chúng đều sử dụng cùng một tiêu chuẩn.
Sự ra đời của USB Power Delivery Programmable Power Supply (USB PD PPS) đã phức tạp hóa mọi thứ. Ví dụ: các mẫu Pixel hàng đầu của Google sạc hầu như không nhanh hơn chút nào với bộ sạc USB PD PPS 30W đắt so với mẫu USB PD 18W cũ. Điều đó chắc chắn sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tương tự, bạn sẽ cần bộ sạc USB PD PPS 45W cho các mẫu Galaxy Ultra gần đây của Samsung, nhưng các dòng Galaxy S24 tiêu chuẩn vẫn sử dụng 25W. Nhưng trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị kẹt ở mức 15W nếu không có bộ sạc PPS, sẽ mất hàng giờ để sạc.
Thực tế còn phức tạp hơn nhiều, với rất ít thương hiệu tận dụng công nghệ để mang lại lợi ích tối đa. ASUS, Google và Samsung là những thương hiệu đáng chú ý nhất mà người ta nghĩ đến, trong khi các điện thoại khác sử dụng giao thức này sạc tương đối chậm.
Dù sao thì USB Power Delivery cũng có thể hoạt động như một phương án dự phòng chắc chắn, đảm bảo rằng các thiết bị sẽ sạc trên mức 5W cơ bản. Tuy nhiên để có thể sạc ở mức tối ưu huy không vẫn cần phải tùy vào từng thương hiệu.
Tốc độ dữ liệu USB-C thậm chí còn trở nên khó hiểu hơn
Mọi chuyện thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi nhìn vào tốc độ truyền dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, đây không phải là lỗi của USB-C mà là tổ chức USB IF tiếp tục làm phức tạp các công nghệ được hỗ trợ qua USB-C. Mặc dù một số cổng được dán nhãn phân loại, nhưng không phải lúc nào cũng có cách dễ dàng để phát hiện cổng USB-C của bạn nhanh như thế nào chỉ bằng cái nhìn bên ngoài và việc đi sâu vào bảng thông số kỹ thuật chắc chắn là một vấn đề đau đầu.
Các giao thức tốc độ dữ liệu USB mới nhất được chia thành nhiều tiêu chuẩn. Có USB 1.0 và 2.0 cũ, USB 3.0, USB 3.1, USB 3.2 và USB 4.0 mới nhất, tất cả đều có thể được hỗ trợ qua USB-C. Như vậy đã rất khó nắm bắt, nhưng những điều này đã được USB IF sửa đổi và cập nhật để bao gồm nhiều tiêu chuẩn phụ khác nhau, bao gồm USB 3.1 Gen 1, USB 3.1 Gen 2 và USB 3.2 Gen 2, cùng với USB 3.2 Gen 1×1, USB, 3.2 Gen 1×2 và USB 3.2 Gen 2×2.
USB4 được công bố vào năm 2019, hứa hẹn sẽ "giảm thiểu sự nhầm lẫn của người dùng", nhưng đã thất bại thảm hại trong việc này.
USB4 có các biến thể Gen 2×1, Gen 2×2, Gen 3×1, Gen 3×2 và Gen 4, với tốc độ dữ liệu từ 10 đến 80 Gbps. Bản sửa đổi cuối năm 2022 đã tăng tốc độ tối đa của tiêu chuẩn từ 40 lên 80 Gbps với sự ra đời của USB4 Gen 4, nhưng giờ đây có vẻ như thông số kỹ thuật ban đầu nằm dưới biệt danh Gen 3×2. Thậm chí còn có phiên bản của USB4 Gen 4 có thể đạt tốc độ 120 Gbps nhưng không tuân theo các quy ước đặt tên trước đó, khiến người dùng càng khó hiểu hơn.
Tên tiếp thị (chẳng hạn như USB 40Gbps) và các logo liên quan được cho là giúp cho tất cả các tùy chọn này nghe có vẻ thân thiện hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cáp và thiết bị không phải lúc nào cũng được dán nhãn phù hợp.
Sự phức tạp của USB Alternate Mode
Các thiết bị và cáp cũng gặp vấn đề tương tự khi hỗ trợ "Alternate Mode" và chức năng nâng cao. Chúng bao gồm DisplayPort, MHL, HDMI, Ethernet và chức năng âm thanh được cung cấp qua đầu nối. USB4 một lần nữa được cho là mang lại ít nhất một số mức độ thống nhất cho bộ tính năng của cổng này.
Vấn đề lớn là chức năng mà người dùng mong đợi ở một sản phẩm không nhất quán. Nếu laptop thiếu cổng truyền thống, người tiêu dùng có thể cho rằng HDMI hoặc Ethernet được hỗ trợ qua cổng USB-C, nhưng điều đó có thể không đúng. Điều khó chịu hơn nữa là chức năng có thể chỉ bị hạn chế ở các cổng Type-C cụ thể trên thiết bị. Ví dụ, thiết bị có thể có ba cổng nhưng chỉ một cổng cung cấp các chức năng bạn mong muốn. Mặc dù đây là vấn đề từ phía nhà sản xuất nhưng việc thiếu tiêu chuẩn chặt chẽ đã thúc đẩy sự lộn xộn này.
Cuối cùng, USB-C được mong đợi có thể làm được mọi thứ nhưng vẫn không có gì đảm bảo một sản phẩm sẽ thực sự hoạt động với bất kỳ tính năng nào trong số này. USB4 đã không giúp thống nhất khả năng tương thích về tính năng. Phạm vi rộng lớn của các thiết bị cũ và các tiêu chuẩn cũng làm cho USB-C càng trở nên phức tạp hơn trong mắt người dùng.
USB-C sẽ tiếp tục là một mớ hỗn độn
Mặc dù ý tưởng về một loại cáp có thể hỗ trợ mọi thứ nghe có vẻ rất hữu ích, nhưng thực tế đã nhanh chóng trở nên phức tạp giữa các sản phẩm độc quyền và sản phẩm có thông số kỹ thuật, chất lượng và khả năng khác nhau. Kết quả là một tiêu chuẩn trông có vẻ dễ sử dụng nhưng nhanh chóng khiến người tiêu dùng thất vọng vì sự mập mờ trong tính năng.
May mắn thay, các laptop cao cấp đang ngày càng tận dụng tối đa tiềm năng của USB-C và việc Apple chuyển iPhone sang đã hoàn thiện giao thức sạc trên smartphone. Nhìn chung, các thiết bị đã áp dụng tiêu chuẩn sạc chung, giúp người dùng có thể sử dụng một loại cáp để sạc, nhưng chỉ có điều về mặt tính năng lại không đơn giản như vậy.
Hệ sinh thái USB-C vẫn còn phức tạp vào năm 2024. Việc công bố USB PD PPS, USB 3.2 và USB 4 khiến cổng USB-C trở nên phức tạp hơn mà không cung cấp cho người dùng thông tin rõ ràng về những gì họ sẽ nhận được. Thông số kỹ thuật USB thay đổi hàng năm cũng khiến người tiêu dùng không thể theo kịp, nhưng ít nhất thì cổng USB-C đã thật sự trở nên phổ biến trên phần lớn thiết bị.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?