Dùng deepfake giả dạng Elon Musk để lừa tình, một phụ nữ Hàn Quốc sập bẫy mất cả tỷ đồng
Dù được cảnh báo từ lâu, nhưng các màn kịch lừa đảo bằng công nghệ deepfake vẫn khiến nhiều người mắc bẫy.
- Người dùng Gmail dễ dính lừa đảo bởi “6 cụm từ sát thủ” trong hộp thư đến
- Hiếu PC: 'Kho báu ngoài khơi của Trương Mỹ Lan' là tin giả, đề phòng bẫy lừa đảo
- Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bằng cách kêu gọi từ thiện, số tiền chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng
- "Bà trùm" Bùi Thị Hương và đường dây lừa đảo 7.000 người mua điện thoại
- Bảo vệ người dùng khỏi lừa đảo, Google bắt đầu tự động chặn các email giả mạo
Những lo ngại về khả năng công nghệ deepfake video bị lợi dụng để lừa đảo đã được cảnh báo từ lâu, nhưng không ít người vẫn mắc vào những cái bẫy được giăng ra một cách tinh vi như một nạn nhân mới đây ở Hàn Quốc.
Một người phụ nữ Hàn Quốc đã trở thành nạn nhân mới nhất của lừa đảo tình cảm khi cô bị một kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ deepfake để giả mạo Elon Musk, CEO hãng xe Tesla, chiếm đoạt của cô 50.000 USD. Sự việc này đã được cô chia sẻ trên một chương trình truyền hình của Hàn Quốc nhằm cảnh báo người khác về tình trạng lạm dụng công nghệ deepfake đang ngày càng trở nên phổ biến.
Cuộc lừa đảo bắt đầu trên Instagram, nơi người phụ nữ - một fan hâm mộ lớn của Elon Musk - nhận được lời mời kết bạn từ một hồ sơ tự xưng là Musk. Ban đầu, cô hoài nghi về người tự xưng là tỷ phú công nghệ này.
"Ngày 17 tháng 7, 'Musk' đã thêm tôi làm bạn bè trên Instagram. Mặc dù tôi là một fan hâm mộ lớn của Musk sau khi đọc sách về tiểu sử ông ấy, ban đầu tôi vẫn nghi ngờ người này," cô nói trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã tiếp tục thuyết phục cô bằng cách chia sẻ các hình ảnh của Musk tại nơi làm việc và ảnh của giấy tờ tùy thân chính thức.
Thậm chí kẻ lừa đảo còn kể cho người phụ nữ này nghe về cuộc gặp giữa ông Musk và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vào tháng Tư năm 2023, để bàn về việc xây dựng một nhà máy Gigafactory của Tesla ở Seoul và Jeju.
Sự tin tưởng được củng cố thêm trong một cuộc gọi video sử dụng công nghệ deepfake, trong đó kẻ mạo danh Elon Musk bày tỏ tình yêu lãng mạn với người phụ nữ này. "Musk giả mạo nói, 'Anh yêu em, em biết không?' khi chúng tôi thực hiện cuộc gọi video," cô cho biết.
Sau đó, kẻ lừa đảo đã giới thiệu cho cô một cơ hội đầu tư giả mạo, tuyên bố sẽ làm giàu cho những người hâm mộ của mình. "Anh ấy cũng giải thích rằng mình liên lạc ngẫu nhiên với người hâm mộ," nạn nhân kể lại. "Tôi hạnh phúc khi người hâm mộ của mình giàu lên nhờ có tôi". Sau đó, tên này đã chia sẻ số tài khoản ngân hàng Hàn Quốc và thuyết phục người phụ nữ chuyển 50.000 USD.
Các vụ lừa tình như thế này không phải là hiếm. Người dân tại Mỹ đã mất 1,3 tỷ USD vào những trò lừa đảo này trong năm 2022. Đây cũng không phải là lần đầu tiên có người giả mạo Elon Musk để lừa đảo.
Trước đó, Yilong Ma, một người đàn ông Trung Quốc trông giống Musk, đã trở nên nổi tiếng trên TikTok. Chính Elon Musk cũng đã nhận thấy điều này và không chắc liệu người đàn ông này có thật không. "Tôi muốn gặp gỡ người này (nếu anh ấy là thật). Khó có thể nói với deepfake ngày nay," Musk đã nói về Ma trên X.
Hơn nữa, vào năm 2021, một giáo viên trường học ở Anh cũng đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo Bitcoin với tuyên bố rằng Musk sẽ nhân đôi khoản đầu tư của cô, dẫn đến mất mát tài chính đáng kể.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời