“Gặp khó, có mentor” - Điều chỉ có tại sân chơi được sáng lập bởi nhà công nghệ hàng đầu Samsung
(Tổ Quốc) - Solve for Tomorrow là sân chơi giúp các bạn học sinh trong cả nước có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng từ trên giấy ra thực tế. Ngoài việc chủ động tìm tòi, các thí sinh đều rất cần sự hỗ trợ quý giá từ các mentor dạn dày kiến thức lẫn kinh nghiệm để trang bị cho hành trình “vượt chướng ngại vật” tại vòng Chung kết với tổng giá trị giải thưởng lên tới 8 tỷ đồng.
- Những “trải lòng” về 40 đội xuất sắc nhất Solve for Tomorrow 2023
- 4 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi nộp bài dự thi Solve for Tomorrow
- Solve for Tomorrow và giải thưởng tiền tỉ “đổ bộ” miền Nam: Cơ hội cho các tài năng công nghệ trẻ thỏa sức sáng tạo
- Bật mí những "bí kíp" chinh phục sân chơi Solve for Tomorrow 2023
- 5 điểm khác biệt của cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh sinh viên - Solve For Tomorrow 2023
Mọi sáng tạo luôn cần người dẫn đường
Tiến vào vòng chung kết, 10 đội thi đã trải qua hành trình hơn 6 tháng cùng Solve for Tomorrow, vượt qua hơn 2266 bài dự thi từ các học sinh đam mê công nghệ trên khắp cả nước để ý tưởng sáng tạo của mình được tỏa sáng, và nhằm “khẳng định sức trẻ, kiến tạo tương lai”. Có thể nói, sân chơi công nghệ ý nghĩa này là nơi khởi nguồn cho ý tưởng của những tài năng trẻ vượt khỏi những trang giấy, để trở thành những nguyên mẫu có thể hoạt động.
Các thí sinh đã nỗ lực hết sức để hoàn thiện bài dự thi của mình từ dấn thân để khảo sát thực tế, dùi mài hàng chục hàng trăm cuốn sách để tìm kiếm kiến thức, thông tin phù hợp để phát triển dự án. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, đôi lúc các em cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi bắt đầu vận hành mô hình. Đó là lý do mà Mentor (là những “tiền bối” với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ) được Samsung mời về để đồng hành cùng các thí sinh từ vòng Phát triển sản phẩm đến vòng Chung kết.
Nhấn mạnh về sự hỗ trợ của các mentor, bạn Phạm Gia Khánh Vy, một trong những thí sinh bước vào vòng chung kết chia sẻ: “Từ lúc bắt tay vào dự án, tụi em có rất nhiều thứ muốn đưa vào mô hình, kiểu như mười trong một. Nhưng khi bước vào vòng Phát triển sản phẩm, tụi em bắt đầu cảm thấy rối vì có quá nhiều thứ cần hoàn thành chỉ trong hơn 2 tháng. Và thật sự lúc đó, sự hỗ trợ từ mentor - thầy Hải đã giúp nhóm em rất nhiều, từ việc giúp tụi em nhận thấy đâu là điểm chính mà mô hình của tụi em cần phát triển, đâu là kiến thức hỗ trợ mà tụi em cần đào sâu”.
“Mentor” – người “tiền bối” giúp tháo gỡ mọi thách thức
Điều thú vị chỉ có tại sân chơi Solve for Tomorrow chính là sự xuất hiện và đồng hành của các cố vấn chuyên môn dày dạn kinh nghiệm với vai trò hướng dẫn, hỗ trợ các thí sinh hoàn thành nguyên mẫu. Không để các đội thi phải đơn độc tự mày mò giải quyết vấn đề, Samsung đã mời đến cuộc thi những “mentor” siêu cấp, là những giảng viên đến từ những trường Đại học uy tín hay những nhân sự giàu kinh nghiệm trong việc đào tạo về công nghệ.
Những người thầy ấy đã và đang đồng hành, hỗ trợ các đội thi “gỡ khó”, đưa ra lời khuyên hiệu quả dành cho các em dựa trên kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến của bậc “tiền bối” trong ngành. Với những buổi cố vấn online dành riêng cho mỗi đội, sự tham gia đồng hành của các “mentor” được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án.
Đánh giá về sự cần thiết của các mentor đối với các đội thi, đại diện Ban tổ chức cuộc thi Solve for Tomorrow cho biết: “Các mentor với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sẽ giúp các đội thi đánh giá khách quan về dự án, hỗ trợ định hướng phát triển ý tưởng, chia sẻ cách thức nghiên cứu, góp ý các giải pháp, từ đó đội thi có thể phát triển dự án, mô hình sản phẩm một cách tối ưu và thực tiễn nhất. Ngoài ra, mentor cũng sẽ là những người động viên, khích lệ các em trong quá trình thực hiện dự án”.
Sự đồng hành của các mentor trong cuộc thi cũng chính là một trong những yếu tố thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung trong việc đầu tư vào giáo dục công nghệ tại Việt Nam với vai trò hỗ trợ và đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân để kế thừa sứ mệnh trách nhiệm xã hội cao cả “Together for Tomorrow – Enabling People” (Cùng nhau vì ngày mai – Trao quyền cho mọi người).
Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng tham khảo tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"