Gặp phải sếp thiên vị và hay "để bụng", làm thế nào để những nỗ lực của bạn vẫn được công nhận?
Bạn đã thực sự làm việc chăm chỉ; bạn đạt được mục tiêu hàng quý, những khách hàng lớn đều đánh giá cao về bạn. Bạn nhìn quanh để chờ đợi lời khen từ người quan trọng nhất - sếp bạn; nhưng chẳng có điều gì xảy ra cả.
Tất nhiên, sau tất cả, bạn không thể mong đợi lời khen ngợi cho mỗi thành tích bạn đạt được. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm việc chăm chỉ mà không bao giờ được nhận lại một lời khen “Làm tốt lắm”? Đây không chỉ đơn thuần là bỏ lỡ, mà người quản lý của bạn đã không nhìn thấy tất cả những gì bạn đang làm.
Dưới đây là 5 kiểu sếp và cách để bạn đối phó khi thành tích của mình không được công nhận.
Khi sếp quá bận rộn
Người giám sát của bạn có phải liên tục phải tham gia hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, hết chuyến công tác này đến chuyến công tác khác? Nếu vậy, vấn đề lớn nhất là do họ không có đủ thời gian để chú ý đến công việc của bạn. Lịch trình của họ quá dày đặc và thật khó để có một cuộc nói chuyện bình thường với nhân viên của mình.
Đây vừa là tin tốt và cũng là tin xấu. Tin tốt là quản lý của bạn không cố tình lảng tránh bạn, nhưng tin xấu là bạn phải tự tìm cơ hội để tiếp cận với họ.
Giải pháp: Thay vì chờ đợi sếp đề xuất một cuộc họp thì bạn hãy có một lịch hẹn, và nếu có thể bạn hãy duy trì một lịch hẹn hàng tuần. Có rất nhiều người "ngập đầu ngập cổ" với những cuộc hội họp hàng ngày, do vậy nếu bạn không có thời gian cụ thể thì họ không thể đáp ứng gặp mặt bạn, và nếu bạn có lịch hẹn rồi thì họ sẽ sẵn lòng lắng nghe bạn.
Khi sếp thiên vị
Thực tế cho thấy, các nhà quản lý cũng giống như bao con người khác, được lập trình sẵn theo hướng những gì mà họ thích. Nhưng bạn không thể thay đổi được việc họ ăn ý với một số nhân viên hơn những người khác, bạn có thể mong đợi rằng bạn sẽ được đối xử một cách công bằng, không phân biệt đối xử.
Giải pháp: Bạn hãy nhớ rằng sự thiên vị không phải là cố ý. Đó có thể là sếp bạn có quan hệ tốt hơn với một số ít người và tự nhiên nghiêng về phía họ (hoặc đơn giản có thể là ông ấy thích làm việc với những người đồng quan điểm với ông ấy).
Khi sếp không hiểu bạn
Mỗi chúng ta đều độc lập trong cách suy nghĩ, nói năng và hành động. Nếu hai bên có phong cách giao tiếp khác nhau (ví dụ bạn thích xử lý và trả lời qua email còn quản lý của bạn thích những cuộc hội thoại tự phát), thì kết quả là quản lý của bạn không hiểu được bạn, và công việc của bạn sẽ bị làm ngơ.
Giải pháp: Nhìn chung, bước đầu tiên bạn phải xây dựng kỹ năng giao tiếp tốt hơn, cơ bản như nhìn vào mắt ông chủ khi nói, đặt câu hỏi rõ ràng hay viết những email ngắn gọn. Tiếp theo là tìm cách để điều hướng những khác biệt. Nếu giám sát của bạn là một người hướng nội trong khi bạn lại hướng ngoại thì nên tìm cách tiếp cận họ mà không làm cho họ cảm thấy bạn đang xâm phạm đến cuộc sống riêng tư (hãy nhớ rằng những người hướng nội không thích điện thoại). Nếu giám sát của bạn dễ bị căng thẳng thì bạn đừng nên sử dụng những ngôn từ kịch tính.
Khi sếp "để bụng" đến những sai lầm trước đây của bạn
Bạn đã bao giờ phạm phải sai lầm chưa? Có thể bạn đã quên mất thời gian nộp dự án hay không đạt được mục tiêu bán hàng quan trọng. Trong khi hầu hết mọi người nhận ra sai lầm và sau đó tiến bộ lên, thì một số người quản lý lại ghi giữ mãi những sai sót đó, làm cho bạn cảm thấy giống như kể từ đó công việc của bạn đã bị coi thường.
Giải pháp: Một trong những cách tốt nhất đó là hãy dùng thực tế để chứng minh. Bạn có thể đã bỏ lỡ deadline vào 2 tháng trước, nhưng liệu bạn có bị đánh bại kể từ đó? Đừng để sự xáo trộn trở thành một con voi trong căn phòng khiến bạn không còn chỗ bước ra. Hãy định vị nó và sau đó chứng minh bạn đã học hỏi được từ những sai lầm như thế nào.
Khi sếp phớt lờ bạn
Điều gì xảy ra nếu bạn làm việc cho một ông chủ chỉ đơn giản muốn làm cho xong công việc? Đó có thể là những người phụ trách dự án phụ, những người đang chuẩn bị nghỉ hưu, người ghét công ty, hay người có biểu hiện rõ ràng đang muốn tìm một công việc mới. Anh ta không còn đặt sự chú trọng vào vai trò của anh ta ở công ty hay vào những người nhân viên của mình.
Giải pháp: Bạn hãy tìm kiếm nhiều cơ hội để cộng tác và làm việc giữa các nhóm với những cách thức cụ thể để chỉ rõ sự ảnh hưởng của bạn. Một cách cụ thể để bạn có thể thực hiện điều này là hãy đề nghị sếp cho bạn làm việc ở một phòng ban khác.
Bạn không nên làm việc chỉ đơn giản là để có được tiền gửi ngân hàng, hãy chú ý vào vai trò của công việc trong nấc thang sự nghiệp của bạn. Đương nhiên các nhà quản lý sẽ thúc đẩy cho những người mà họ quen biết, tín nhiệm và tin tưởng rằng họ sẽ làm tốt công việc được giao. Vì vậy, nếu bạn và sếp của bạn đang ở những chiến tuyến khác biệt nhau, hãy dành thời gian để làm rõ rằng bạn chỉ làm được nhiêu đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming