Garmin phát hiện 3 xu hướng quan trọng về sức khỏe người dùng Việt Nam dưới tác động của đại dịch

    Quang Vũ,  

    Những ảnh hưởng của đại dịch khiến người dùng châu Á căng thẳng nhiều lên, vận động ít hơn, suy giảm trao đổi chất theo thời gian – là ba xu hướng quan trọng được Garmin phát hiện trong năm 2021.

    Garmin phát hiện 3 xu hướng quan trọng về sức khỏe người dùng Việt Nam dưới tác động của đại dịch - Ảnh 1.

    Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển đổi năng lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nền tảng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đại dịch kéo dài đã làm thay đổi đáng kể lối sống của người dùng và ngày càng nhiều người gặp phải tình trạng trao đổi chất kém.

    Chất lượng giấc ngủ kém do lo lắng hay căng thẳng, lối sống ít vận động do giãn cách và làm việc tại nhà… đều làm suy giảm trao đổi chất. Về lâu dài, điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như dễ béo phì, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng mỡ máu.

    Xu hướng 1: Tỷ lệ trao đổi chất là "chìa khóa sức khỏe" cho người dùng Việt Nam trên 55 tuổi

    Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal Metabolic Rate) là tốc độ cơ thể đốt cháy calo khi nghỉ ngơi, chiếm 50-70% tổng năng lượng tiêu hao mỗi ngày của cơ thể. Để đánh giá trao đổi chất, Garmin dùng chỉ số "Lượng calo khi nghỉ ngơi" đo theo tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính, nhịp tim và tốc độ tiêu thụ oxy tối đa.

    Dựa trên dữ liệu "Lượng calo nghỉ ngơi" của người dùng Châu Á năm 2021, Garmin nhận thấy Việt Nam xếp thứ 3 trong số các nước có lượng calo nghỉ ngơi trung bình thấp nhất khu vực, chỉ 2287 Cal. Nam giới có lượng calo nghỉ ngơi trung bình (2366 Cal), cao hơn tương đối nhiều so với nữ giới (1757 Cal).

    Garmin phát hiện 3 xu hướng quan trọng về sức khỏe người dùng Việt Nam dưới tác động của đại dịch - Ảnh 2.

    Chỉ số "Lượng calo khi nghỉ ngơi" đo số lượng calo mà cơ thể đốt cháy khi nghỉ ngơi mỗi ngày.

    Dữ liệu cũng tiết lộ xu hướng, dân số trên 55 tuổi sẽ suy giảm "Lượng calo khi nghỉ ngơi" rõ ràng và đáng kể hơn so với những độ tuổi trước đó. Điều này đặt họ vào nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn, nếu không điều chỉnh lại lối sống hàng ngày và tìm cách cải thiện trao đổi chất".

    Xu hướng 2: Mức độ vận động ở châu Á giảm chung trong 2021, người dùng Việt xếp thứ 8 về mức độ vận động trong khu vực

    Garmin sử dụng bộ dữ liệu "Số phút tập luyện tích cực" đo thời gian người dùng vận động vừa đến mạnh mỗi tuần và "Lượng calo hoạt động" đo năng lượng đốt cháy khi vận động thể chất mỗi ngày.

    Dựa trên dữ liệu "Số phút tập luyện tích cực" hàng tuần của người dùng châu Á năm 2021, Việt Nam xếp thứ 8 trong khu vực. Mỗi tuần, đàn ông dành bình quân 38 phút tập luyện tích cực, cao hơn 29% so với phụ nữ chỉ tập luyện 27 phút.

    Quan sát xu hướng 1 và 2, Garmin phát hiện các quốc gia hàng đầu có mức tiêu thụ calo khi nghỉ ngơi cao nhất, cũng có số phút vận động hàng tuần cao nhất. Điều này cho thấy mối tương quan thuận giữa "Lượng calo nghỉ ngơi" và "Số phút tập luyện tích cực".

    Garmin phát hiện 3 xu hướng quan trọng về sức khỏe người dùng Việt Nam dưới tác động của đại dịch - Ảnh 3.

    Dữ liệu "Số phút tập luyện tích cực" đo thời gian người dùng vận động vừa đến mạnh mỗi tuần

    Một xu hướng khác được quan sát thấy trên khắp châu Á là, số phút tập luyện tích cực trung bình hàng tuần của nhóm dân số già, nhiều hơn số phút của nhóm dân số trẻ. Nam giới 46-55 tuổi có số phút dài nhất. Điều này cho thấy, người dùng coi trọng và đầu tư nhiều thời gian tập thể dục thường xuyên hơn, khi họ già đi.

    Garmin phát hiện 3 xu hướng quan trọng về sức khỏe người dùng Việt Nam dưới tác động của đại dịch - Ảnh 4.

    Dữ liệu so sánh "Số phút tập luyện tích cực" giữa năm 2020 và 2021

    Đại dịch Covid-19 khiến lối sống thường ngày của người dân đã thay đổi đáng kể. Thông qua báo cáo này, chúng ta có thể dân số già có ý thức hơn về sức khỏe và hạnh phúc tổng thể hơn giới trẻ; người dùng nam giới tích cực hơn nữ giới trong việc xây dựng lối sống lành mạnh.

    Các phân tích số liệu thống kê về sức khỏe cũng góp phần nâng cao nhận thức về lối sống năng động nhiều hơn cho mọi người. Tiến sĩ, bác sĩ thể thao Nguyễn Ngọc Anh Tuấn gợi ý nên tăng cường vận động vừa đến mạnh nhằm cải thiện sức khỏe và vóc dáng, bởi "Số phút tập luyện tích cực" dài có thể dẫn đến cả "Lượng calo nghỉ ngơi" lẫn "Lượng calo hoạt động" cao hơn.

    Xu hướng 3: Người dùng Việt Nam lạc quan hơn, giữa bối cảnh mức độ căng thẳng chung tăng lên

    Dữ liệu "Mức độ căng thẳng" cho thấy, ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam, mức độ căng thẳng của người dùng khu vực châu Á năm 2021 đều tăng lên so với năm ngoái. Mức độ căng thẳng chung của nam giới cao hơn ở nữ giới.

    Mức độ căng thẳng của Indonesia được xếp hạng cao nhất ở châu Á, tiếp đến là Philippines và Malaysia. So với dữ liệu 2020, tốc độ gia tăng mức độ căng thẳng tại Indonesia cũng cao nhất.

    Nam giới 26-45 tuổi Indonesia còn căng thẳng nhiều nhất so với dân số cùng độ tuổi ở các nước khác. Ngoài áp lực đối phó với đại dịch kéo dài, "đặc sản" tắc nghẽn giao thông ở Indonesia cũng được cho là lý do khiến người dân địa phương gánh chịu căng thẳng cao hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ