GenAI, Blockchain, IoT đang thổi làn gió mới vào hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo Việt Nam
Đó là nhận định của các chuyên gia thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Technology Day được diễn ra ngày 19/4 vừa qua.
- Nửa năm "flex" Galaxy S23 FE chưa đủ, Gen Z lại "phát cuồng" với quyền năng AI mới
- Ra mắt đã gần 3 năm, Windows 11 vẫn làm người dùng khó chịu vì 8 vấn đề này và không ít trong đó là “cố ý”
- Nhiều lợi ích mới trên VNeID mà mọi người cần biết
- Cựu kỹ sư Microsoft chê hiệu suất Windows 11 "tệ đến nực cười”
Sáng ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub và Binance Academy đã đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, với sự góp mặt của nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước cùng các Tiến sĩ đến từ những trường Đại học hàng đầu. Đây là một hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4 đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cơ quan ban ngành đến lĩnh vực công nghệ cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Phát biểu trong sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết các bảng xếp hạng uy tín của thế giới đều đánh giá Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo năng động bậc nhất khu vực. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), năm 2023 còn ghi nhận Việt Nam ở vị trí 46/132 quốc gia, nền kinh tế về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Ông Cường nhận định trong năm vừa qua, Chính phủ đã có những sự quan tâm cũng như thúc đẩy nhất định dành cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo bằng các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số nhanh chóng. "Chúng ta có lợi thế về nhân lực trẻ, được đánh giá cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, là tiềm lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo của đất nước. Ngoài ra, độ mở của đất nước cũng đạt mức cao trong khu vực, hội nhập sâu giúp chúng ta có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển nhanh".
Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng cũng như sự thúc đẩy hỗ trợ mạnh mẽ từ chủ trương, ông Cường cũng có những nhận định sâu sắc về các thách thức lớn đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. "Đầu tiên là nguồn nhân sự chất lượng cao. Thứ hai là việc vòng đời công nghệ diễn ra rất nhanh, Việt Nam cần phải có nguồn lực đủ sức theo kịp tốc độ đổi mới sáng tạo đó. Và cuối cùng là vấn đề nguồn vốn, vì cuộc chơi công nghệ cần rất nhiều tiền mới có thể cạnh tranh với sản phẩm quốc tế".
Trao đổi tại sự kiện, Tiến sĩ Lê Khánh Duy - Trưởng Nhóm Nghiên cứu Tương tác Người-Máy, Đại học Khoa Học Tự Nhiên nhận định những công nghệ mới như GenAI, blockchain, IoT đang thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Ông cho biết: "Nên xem AI đang là công cụ giúp tối ưu về năng suất, đưa ra gợi ý, thay thế các tác vụ khác, công việc lặp đi lặp lại và giúp tối ưu hoạt động. AI sẽ đóng vai trò trợ lý, còn nhân tố ra quyết định cuối cùng phải là con người". Bên cạnh đó, Tiến sĩ Khánh Duy cũng đưa ra nhận xét về blockchain sẽ giải quyết bài toán quan trọng nhất của xã hội hiện nay là bài toán về lòng tin, minh bạch.
Theo ông: "Mọi thứ như hợp đồng kinh doanh, lao động trước đây đều bắt buộc ký hợp đồng giấy. Việc này mất thời gian nhưng đảm bảo niềm tin. Sau này chuyển đổi số, chúng ta dùng hợp đồng điện tử, nhưng vẫn chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi dù giúp tiết kiệm thời gian vì thực tế nhiều người vẫn chưa tin vào tính an toàn của hợp đồng điện tử. Nhưng với blockchain, tính bảo mật, công khai, minh bạch là rõ ràng, mọi người có thể tin tưởng nhau mà không cần thông qua trung gian, điều này giúp hiệu suất hoạt động cao hơn rất nhiều".
Chia sẻ chung tầm nhìn về blockchain, bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance Việt Nam cho biết: "Nếu là công nghệ nói chung chúng ta có thể xuất phát điểm chậm hơn thế giới. Nhưng may mắn là với công nghệ mới như GenAI, Blockchain, thời cuộc đã đặt chúng ta xuất phát điểm cùng thế giới. Cơ hội chia đều cho tất cả".
Theo bà, riêng trong lĩnh vực blockchain, Việt Nam đã có một khởi động tốt khi có những dự án dẫn dắt xu hướng toàn cầu. Ví dụ: Sky Mavis - cha đẻ của GameFi nổi tiếng - Axie Infinity, từng được xem là kỳ lân của Việt Nam. Chưa đầy 3 năm đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, trong đó có 3/5 đồng sáng lập là người Việt Nam.
"Tuy nhiên chúng ta cũng phải thẳng thắn với nhau. Công nghệ, đặc biệt công nghệ mới thay đổi rất nhanh. Chúng ta có vị thế khởi đầu tốt nhưng để cạnh tranh lâu dài, chúng ta cần một chiến lược dài hơi từ cả startup đến định hướng của chính phủ", bà Lynn nói.
Bên cạnh đó, tại sự kiện, các chuyên gia đều đồng lòng nhận định rằng lĩnh vực đổi mới sáng tạo thì yếu tố then chốt vẫn là ở con người và giáo dục chính là nền tảng cung cấp cho xã hội những lớp nhân sự tài năng, có thể nắm bắt được những công nghệ mới của thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình - Quản lý Chương trình Cao cấp, Đại học RMIT Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta có thể nghĩ đến những mô hình giáo dục tiến hóa. Không cần 3-4 năm để học xong ngành mà sẽ ngắn hơn, chuyên sâu vào mục nhất định để tự đi làm đáp ứng nhu cầu mới. Không thể đào tạo 100 nghìn sinh viên trong bốn năm, chờ họ ra trường mới vào làm mà có thể đào tạo những người trong cùng ngành, đang đi làm, có thể học trong 6 tháng là chuyển lĩnh vực mới".
Nhấn mạnh vào sự kết hợp giữa các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ cho giáo dục, bà Lynn Hoàng cho biết: "Binance tin rằng phổ cập công nghệ mới như blockchain cho tất cả sinh viên, đa ngành nghề, đa dạng, có thể hiểu căn bản công nghệ lõi gì gì đặc biệt quan trọng. Đó là lý do Binance Academy được thiết kế để phục vụ cho cộng đồng, số đông những người muốn tìm hiểu từ cơ bản đến nâng cao. Tại Việt Nam, Binance đã phối hợp với hơn 20 trường đại học trên khắp 7 tỉnh thành phố, đưa kiến thức về công nghệ mới đến hơn 5.000 sinh viên. Tất cả nội dung, giáo trình chia sẻ đều được thiết kế và trình bày dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ giảng viên trường để đảm bảo phù hợp nhất với sinh viên".
Trong khi đó Tiến sĩ Lê Khánh Duy, cho rằng việc tạo một môi trường làm việc hấp dẫn trong doanh nghiệp cũng là bài toán quan trọng khi nhắc đến câu chuyện nhân sự.
"Về công nghệ thông tin, sinh viên Việt Nam không thua thế giới. Bằng chứng là trong những cuộc thi, sinh viên Việt Nam luôn có thứ hạng cao. Nhiều nhân tài Việt đang làm việc trong những tập đoàn công nghệ lớn. Nhưng trên thực tế phát sinh một vấn đề là sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp sẽ đi du học. Du học xong có quay về không lại là câu hỏi khó trả lời. Bối cảnh đặt ra thách thức là doanh nghiệp Việt có gì hấp dẫn để sinh viên quay lại. Hy vọng cơ chế sẽ thay đổi ở cả lĩnh vực công tư, để giữ người tài ở lại, nghiên cứu, cống hiến, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, xã hội chứ không phải ra nước ngoài" - ông nhận xét.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android