Ghi hình "quái thú" đầu chó, chân nhện trong rừng Amazon, nhiếp ảnh gia bị cư dân mạng đòi tới tận nhà
"Quái thú" kỳ lạ có cái đầu giống chó, chân giống nhện được tìm thấy trong rừng Amazon khiến nhiều người bối rối.
- Công ty Nhật Bản này muốn cung cấp năng lượng cho tên lửa bằng chất thải của bò
- Nut Putty: Hang động nổi tiếng nhất nước Mỹ và cái chết của một bác sĩ
- P50: Chiếc xe ô tô nhỏ nhất thế giới, chỉ có thể chở một người lớn
- Robinson ngoài đời thực: Một mình sinh sống nơi hoang dã suốt 30 năm trước khi ra đi ở tuổi 83
- Đảo Poveglia: Hòn đảo bí ẩn và đáng sợ nhất thế giới vì những chuyện lạ khó lý giải
Vào năm 2017, nhiếp ảnh gia Andreas Kay quyết định vào rừng Amazon để chụp ảnh các sinh vật. Tình cờ, trong lúc đang đi dạo trong rừng, Andreas Kay đã ghi được hình ảnh của một con "quái thú" kỳ lạ. Hình dạng của nó là một cái đầu chó màu đen có 2 đốm mắt vàng gắn với những cái chân dài giống nhện.
Ngay sau khi đoạn phim về con "quái thú" kỳ lạ này được chia sẻ, cư dân mạng đã dấy lên một cuộc tranh luận về việc nó đáng yêu hay đáng sợ. Thậm chí, nhiều người còn đòi tới tận nhà Andreas Kay để kiểm tra xem những bức ảnh và đoạn video về sinh vật kỳ dị kia có phải là một sản phẩm của Photoshop hay không,
Cuộc tranh vẫn không thể đi đến hồi kết. Sau đó, các chuyên gia về sinh vật học đã nhanh chóng "giải vây" cho Andreas Kay. Theo các nhà khoa học, con "quái thú" mà vị nhiếp ảnh gia ghi hình được là loài chôm chôm tai thỏ. Chôm chôm tai thỏ có tên tiếng Anh là Bunny Harvestman là một sinh vật đặc biệt của rừng Amazon. Pháp danh khoa học của chôm chôm tai thỏ là Metagryne bicolumnata. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1959, bởi chuyên gia về các loài chân đốt người Đức Carl Friedrich Reower.
Chôm chôm tai thỏ tuy rất giống nhện nhưng không phải là nhện. Chúng thuộc nhóm tổ hợp các loài chân đốt giống nhện. Kích thước của chúng chỉ ngang cỡ một ngón tay cái của người.
Cho đến nay, sinh vật này vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Chưa ai có câu trả lời chắc chắn về việc tại sao chúng lại có hình thù kỳ lạ như vậy. Họ cho rằng, hình dáng của chôm chôm tai thỏ là sự tiến hóa theo cơ chế phòng thủ của loài này. Trên thực tế, "đôi mắt" màu vàng ngay bên dưới "đôi tai" của nó không phải là mắt mà chỉ là đốm mắt giả đánh lừa. Đôi mắt thật của chúng ở bên dưới những chấm này, chúng có màu đen và nằm ở phía trước.
Theo chia sẻ của Andreas Kay, chôm chôm tai thỏ tuy có vẻ ngoài có vẻ nguy hiểm nhưng chúng không hề có nọc độc và vô hại với con người. Nhà báo khoa học Ferris Jabr cho biết, chôm chôm tai thỏ là loài đã tồn tại từ rất lâu, chúng có thể đã xuất hiện trên Trái đất từ 400 triệu năm trước.
Những tấm ảnh về loài chôm chôm tai thỏ mà Andreas Kay chụp được đã một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy rừng Amazon quả là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ.
Từ lâu, các nhà khoa học đã đánh giá rừng mưa Amazon là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á.
Có diện tích lên đến hơn 7 triệu km², rừng Amazon nằm trong các quốc gia như Brazil, Peru, Colombia, Venezuela và các quốc gia nhỏ hơn khác. Rừng rậm Amazon là ngôi nhà của một loạt các loài động vật và thực vật đa dạng.
Trong số những khu rừng mưa lớn nhất ở châu Mỹ, rừng rậm Amazon là khu rừng có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% tổng số loài đã được biết đến trên thế giới tồn tại trong rừng Amazon. Đây là nơi tập trung các loài động và thực vật còn sinh tồn nhiều nhất trên thế giới
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI