Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá RAM, nhưng cuối cùng thì chịu thiệt vẫn là người tiêu dùng!
- Từ 1/6, có ngân hàng ngừng vĩnh viễn loại giao dịch này, ai còn dùng sẽ bị từ chối
- Người đàn ông đứng sau đế chế chip 300 tỷ USD ASML: Tôn chỉ hàng đầu là đổi mới, đã gắn bó suốt gần 2 thập kỷ
- Điện thoại tầm trung đẹp nhất của Meizu chính thức mở bán: Giá sale chỉ hơn 4 triệu nhưng sở hữu một tính năng mà không máy nào có
Theo chuyên trang công nghệ DigiTimes từ Đài Loan, giá RAM DDR4 đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Chỉ riêng trong nửa cuối tháng 5 vừa qua thôi DDR4 đã tăng giá tới hơn 50%.

Cụ thể, RAM DDR4 8GB có mức tăng giá là 56%, và dung lượng 16GB chứng kiến mức tăng 45%. Giá mà các hãng công nghệ phải trả cho nhà sản xuất chip cũng đã tăng lên 22 - 25% cho cả module 8GB và 16GB. Trong quý 3 sắp tới, giá RAM DDR4 được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng thêm 10 - 20%.

Điều gì đang đứng sau sự tăng giá đột ngột của DDR4?
Một trong những nguyên nhân chính được đến từ việc nhiều nhà sản xuất bộ nhớ đang ngừng sản xuất DDR4 để chuyển sang DDR5 và những sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn. Hồi tháng 2, đã có thông tin cho rằng các ông lớn như Micron, Samsung và SK hynix đang bị các công ty Trung Quốc như CXMT và Fujian Jinhua cạnh tranh quyết liệt trong mảng DDR4 bằng chiến lược phá giá.
Hiện có dấu hiệu cho thấy tình trạng dư cung do Trung Quốc "xả hàng" đã kết thúc, sau khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu CXMT ngừng sản xuất DDR4. Vì vậy, việc giá DDR4 tăng mạnh trong những tuần gần đây có thể xuất phát từ một "cơn bão hoàn hảo" gồm nhiều yếu tố trong chuỗi cung ứng xảy ra đồng thời trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, DigiTimes cho rằng không thể chỉ đổ lỗi cho việc nguồn cung bị cắt giảm hoặc sự đầu cơ của các thương lái. Tình hình căng thẳng Mỹ - Trung và nhiều biến động khác cũng góp phần tạo áp lực đẩy giá lên.
Dù nguồn tin không phân tích sâu lý do căng thẳng Mỹ - Trung dẫn tới giá RAM DDR4 tăng, nhưng đã có báo cáo vào cuối tháng 5 về việc các công ty Mỹ tích trữ DDR4 do lo ngại thuế quan khiến giá tăng mạnh. Ngoài ra, việc CXMT theo chân Hàn Quốc rút khỏi DDR4 cũng là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm tự chủ ngành bán dẫn và theo kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.
DDR4 vẫn cần thiết cho một số nền tảng công nghiệp và nhúng
Khi các nhà sản xuất lớn dần rút lui, vẫn còn cơ hội cho các nhà sản xuất cỡ nhỏ tiếp tục sản xuất DDR4 để phục vụ các hệ thống công nghiệp và thiết bị nhúng vẫn đang sử dụng chuẩn bộ nhớ này. Ví dụ, các nền tảng máy chủ như Intel Ice Lake và AMD Milan vẫn dùng DDR4 và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động ít nhất đến năm 2026.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đánh giá GFX100RF: Chiếc máy ảnh khiến tôi có cảm tình lại với Fujifilm
Lần đầu khi người bạn chuyền tay chiếc máy, tôi bỗng hẫng suýt tí rơi vì máy quá nhẹ. Đúng! Thoạt nhìn dáng vẻ nó nhỉnh hơn so với Leica Q2 tôi đang dùng, chẳng ai nghĩ nó lại nhẹ tương đương như vậy cả… Là người từng thấy máy crop của Fujifilm chỉ để chơi vui vẻ, tôi đã có cảm tình lại với hãng nhờ chiếc máy này
Thiên tài toán học Trung Quốc khiến nhiều người sửng sốt vì sống với 40 USD/tháng, từ chối nhận tiền công khi giải các bài toán khó