Giá Rolex lao dốc, đồng hồ xa xỉ sẽ trở thành 'bong bóng' mới nhất 'vỡ tung' vì Trung Quốc?
Không phải lúc nào câu nói "thời gian là vàng" cũng đúng. Những chiếc đồng hồ hạng sang không phải là tài sản sẽ tăng giá mãi mãi như người ta vẫn tưởng.
- Đồng hồ thông minh Huawei đo được nhịp tim và nồng độ SpO2 của cây xúc xích, chuyên gia nói: Không bất ngờ
- Xiaomi ra mắt tai nghe Buds 4: Chống ồn chủ động, hỗ trợ nhạc Hi-Res, giá 2,4 triệu đồng
- Cơ quan đo lường học đề xuất dừng cộng thêm 'giây nhuận' cho đồng hồ, cả Meta và Google hưởng ứng
- 9 đồng hồ thông minh không phải Apple Watch nhưng vẫn hoàn toàn đáng mua
- Đồng hồ thông minh tích hợp tai nghe không dây bên trong
Bong bóng xì hơi
Công dụng lớn nhất của 1 chiếc đồng hồ là để xem giờ. Trong số các loại đồng hồ, đồng hồ đeo tay luôn nằm trong top 5 những lựa chọn được nghĩ đến đầu tiên.
Ngoài xem giờ, một số loại đồng hồ đeo tay hạng sang vẫn được coi là nơi cất giữ giá trị. Tuy nhiên, theo biểu đồ dưới đây thì công dụng “cất giữ giá trị” của chúng đang tỏ ra kém hiệu quả.
Biểu đồ này do WatchCharts, website theo dõi giá resale đồng hồ đeo tay cao cấp. Giá đang giảm mạnh.
Resale là hình thức bán lại món đồ bạn đã mua với mức giá cao hơn so với giá bán lẻ niêm yết chính thức để thu về lợi nhuận. Các mặt hàng được resale thường là những món đồ thời trang cao cấp, đặc biệt là những món “limited”, không được sản xuất hàng loạt.
Trong 12 tháng qua tính đến giữa tháng 1, trong số 49 thương hiệu mà WatchCharts theo dõi thì Rolex là tệ nhất với mức giảm trung bình 15%. Tudor, thương hiệu của công ty con của Rolex, giảm mạnh thứ 2 (11,5%).
Tình hình còn có thể tệ hơn. Mức giảm 28% so với đỉnh có nghĩa là những chiếc đồng hồ đắt đỏ vẫn có hiệu suất tốt hơn so với bitcoin. Giá bitcoin giảm 51,9% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 chỉ giảm 12%, giá vàng giao ngay giảm 1% và trái phiếu kho bạc Mỹ giảm giá 4,9%.
Trung Quốc là nguyên nhân
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao giá đồng hồ cao cấp lại giảm mạnh hơn so với các mặt hàng xa xỉ khác. Một phần nguyên nhân là do Trung Quốc, nơi chính sách zero covid nghiêm ngặt khiến giới nhà giàu chuyển sang tăng cường tích luỹ tiền mặt.
Ngoài ra đồng hồ cao cấp cũng là 1 “nạn nhân” khi bong bóng tiền số đổ vỡ, do những triệu phú tiền số ồ ạt bán đi thứ hàng xa xỉ này và khiến nguồn cung tăng vọt. Nguyên nhân cuối cùng, tháng trước Rolex vừa cho ra mắt kênh resale chính thức.
Việc giảm giá không có gì đáng ngạc nhiên đối với những người theo dõi thị trường này thường xuyên. Nhu cầu vẫn đang hụt hơi so với nguồn cung, khiến giá trên tất cả các thị trường từ bán lẻ trực tiếp cho đến cấp 2, cấp 3 đều lao dốc.
Quan trọng hơn cả, cần hiểu sâu về Rolex. Thương hiệu này chiếm khoảng 42% thị phần trên thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng toàn cầu, theo thống kê của Morgan Stanley. Patek Philippe và Audemara Piguet xếp ngay sau nhưng ở khoảng cách rất xa, tổng chiếm 28%.
Cả 3 công ty đều là công ty tư nhân và không công bố nhiều số liệu về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ước tính sơ bộ Patek Philippe và Audemara Piguet bán ra khoảng 100.000 chiếc mỗi năm. Rolex ở đẳng cấp khác, với con số lên tới 1 triệu chiếc và còn sắp động thổ 1 nhà máy mới.
Điều này dẫn đến chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc, bởi trong số các thị trường lớn thì đây là nơi giá Rolex ít bị bóp méo nhất. Omega và Longines (đều thuộc sở hữu của tập đoàn Swatch) là 2 thương hiệu được resale nhiều nhất ở đây.
Hơn nữa, doanh số bán ra ở thị trường Trung Quốc đặc biệt tệ. Cách đây ít ngày, Swatch vừa công bố tình hình kinh doanh không đạt kỳ vọng trong năm 2022 dù bán được hơn 1 triệu chiếc MoonSwatch. Dòng tiền mặt sụt giảm nhanh chóng trong khi hàng tồn kho tăng lên kỷ lục.
CEO Nick Hayek cho biết thị trường Trung Quốc đang hồi phục nhưng hiện nguồn cung những chiếc đồng hồ Longines và Omega đang quá nhiều. Đối với các nhà sản xuất đồng hồ cao cấp, giải quyết lượng lớn hàng tồn kho là bài toán rất khó.
Trong khi đó, khan hiếm là thứ mà các hãng đồng hồ xa xỉ rất cần đến. Theo 1 báo cáo về ngành đồng hồ Thụy Sĩ năm 2022 của Deloitte, gần 30% các thương hiệu đã ngừng sản xuất nhiều mẫu mã để tạo ra sự khan hiếm. Năm ngoái Patek Philippe tạm ngừng sản xuất dòng đồng hồ thể thao bán chạy nhất của hãng, khiến giá trên thị trường thứ cấp tăng đột biến. Tuy nhiên sau đó 1 phiên bản mới được tung ra với mức giá cao gấp đôi bản cũ.
Báo cáo tháng 12 của Liên đoàn công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ (FH) cho biết xuất khẩu sang gần như tất cả các thị trường đều sụt giảm so với tháng 11. Trong đó thị trường Trung Quốc đại lục và Hong Kong đặc biệt xấu, giảm lần lượt 22,6% và 19,8% so với cùng kỳ 2021.
Tình hình xuất khẩu sang các thị trường (% tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước)
Lấy khoảng thời gian 3 năm gần nhất, con số còn tệ hơn. Trong khi thị trường châu Âu và Mỹ đang dần khôi phục lại mức trước dịch một cách vững chãi, Trung Quốc đã tăng trưởng âm 2 năm liên tiếp.
Để có cái nhìn sâu hơn, hãy nhìn vào từng phân khúc giá. Theo phân loại của FH, phân khúc giá cao là từ 3.000 franc Thụy Sĩ (khoảng hơn 76 triệu đồng) - nhãn hiệu Cartier hoặc Breitling. Phân khúc tầm trung từ 500 franc (gần 13 triệu đồng) trở lên – nhãn hiệu Tag Heuer hay Rado. Và phân khúc thấp nhất có giá từ 200 đến 500 franc – nhãn hiệu Tissot.
Tính theo giá trị, kim ngạch xuất khẩu của phân khúc giá cao tăng 13,3% trong tháng 12, thấp hơn mức 15,7% của tháng 11. Phân khúc tầm trung giảm 14,3% sau khi đi ngang trong tháng 11. Còn ở phân khúc thấp nhất, kim ngạch xuất khẩu giảm lần lượt 25,7% và 30,3%.
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu theo từng phân khúc giá.
Từ năm 2017, ngành đồng hồ Thụy Sĩ đã đi theo 1 xu hướng: số lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Biểu đồ của RBC Capital thể hiện rõ điều này (cột màu xanh đậm là khối lượng xuất khẩu, màu xanh nhạt là giá trị xuất khẩu).
Năm 2017 cũng là 1 cột mốc đáng nhớ đối với ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ. Đó là năm mà chiếc Rolex Daytona của Paul Newman được bán đấu giá với giá 17,8 triệu USD, trở thành chiếc đồng hồ Rolex đắt nhất mọi thời đại.
Sự kiện này củng cố niềm tin rằng những chiếc đồng hồ xa xỉ là tài sản ưu việt vì sẽ luôn luôn tăng giá, cộng thêm những lợi thế về thuế và dễ dàng mang ra nước ngoài. Trước đó vài năm, sự ra đời của Apple Watch khiến thị trường đồng hồ vốn đang èo uột càng thêm khó khăn, vì thế ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã chuyển hướng sang tập trung vào phục vụ sở thích sưu tập của nhóm nhà giàu mới nổi.
Vậy thì sự suy yếu của thị trường Trung Quốc có phải là dấu hiệu cho thấy chiến lược này không còn hiệu quả? Bỏ qua những yếu tố đột biến, vẫn có thể nhìn thấy những dấu hiệu suy thoái khá rõ ràng. Thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại từ tháng 12, nhưng những người muốn mua đồng hồ hạng sang để khẳng định đẳng cấp và các reseller vẫn chưa xuất hiện trở lại.
Thị trường toàn cầu diễn biến tốt hơn so với Trung Quốc chủ yếu là nhờ Rolex. Hiện những chiếc đồng hồ Rolex đã qua sử dụng nhưng có giấy chứng nhận vẫn được bán với giá cao hơn giá bán lẻ. Tuy nhiên “bong bóng Rolex” cũng xì hơi nhanh như lúc nó phồng lên.
Nếu như đợt điều chỉnh này lan rộng thành 1 chu kỳ suy thoái bao phủ toàn ngành, nguyên nhân chính là do Trung Quốc.
Tham khảo Financial Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"