Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát?

    J.D, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

    Virus, xét cho cùng cũng là loài sống ký sinh. Chúng cần vật chủ để sinh tồn, vậy tại sao chúng lại "làm quá" đến mức giết chết cả vật chủ của mình?

    Dịch viêm phổi Vũ Hán (Trung Quốc) do virus corona 2019-nCov gây ra hiện đang khiến cả thế giới phải lo sợ. Cho đến thời điểm hiện tại, virus đã giết chết hơn 400 người, lây nhiễm cho tổng cộng hơn 20.000 người tại Trung Quốc cùng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

    Nhận định một cách khách quan từ các chuyên gia, nCov tại Vũ Hán dù có tốc độ lan truyền nhanh, nhưng may mắn là chưa nguy hiểm bằng SARS, MERS hay nhiều dịch bệnh đáng sợ khác trong quá khứ. Thậm chí, có những dịch bệnh từng giết đến cả triệu người, biến nhiều nơi thành những vùng đất chết.

    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 1.

    Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, virus xét cho cùng có thể xem là một loài ký sinh, sinh trưởng trong tế bào của sinh vật sống. Chúng cần vật chủ để sinh tồn và lây lan, vậy tại sao chúng lại "làm quá" đến mức giết chết luôn vật chủ của mình? Chẳng lẽ sau hàng tỉ năm tiến hóa, virus không thể nhận ra việc giết chết vật chủ cũng đồng nghĩa với hành vi tự sát?

    Chúng ta sẽ cùng đến với đáp án, qua câu trả lời của Matan Shelomi - Cử nhân sinh học từ ĐH Harvard (Hoa Kỳ).

    Tại sao các chủng bệnh virus không nhận ra việc giết vật chủ là tự sát? Thực ra là có đấy!

    Cảm cúm - kể cả những trận cúm bình thường nhất - đều là do virus gây ra. Bạn đã bao giờ bị cúm chưa? Và bị xong thì hẳn là bình phục được và sống khỏe, đúng chứ? Đó chính là tiến hóa đấy.

    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 2.

    Tự cổ chí kim, có rất nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đến mức có thể giết chết vật chủ. Tuy nhiên, nếu đạt đến trạng thái lây lan trước khi vật chủ chết, thì nó không đến mức quá nguy hiểm để tồn tại trên đời. Bởi lẽ, quá trình tiến hóa sẽ không thể giảm bớt tính nguy hiểm nếu mầm bệnh vẫn còn khả năng lây lan.

    Vậy tại sao chúng vẫn giết vật chủ của mình?

    Về mặt lý thuyết, nếu một virus gây dịch bệnh mạnh đến mức giết chết vật chủ duy nhất của nó, cả hai sẽ tuyệt chủng. Như đại dịch Cái chết đen từng xóa sổ 60% dân số châu Âu vào thế kỷ 14 do khuẩn Yersinia peptis gây ra chẳng hạn, nó quá nguy hiểm nên giờ cũng biến mất rồi. Ngày nay chỉ còn một số chủng khuẩn tương tự nhưng cho triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều còn tồn tại mà thôi.

    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 3.

    Khuẩn gây ra đại dịch Cái chết đen đến giờ cũng không còn tồn tại

    Còn một lý do nữa nữa, đó là rất nhiều dịch bệnh gây chết người thực chất bắt nguồn từ động vật, nghĩa là chúng còn có những vật chủ khác. Vấn đề nằm ở chỗ mầm bệnh không gây nguy hiểm cho các loài vật, nhưng lúc sang cơ thể người thì khác. Chúng có thể biến đổi mạnh và thậm chí giết chết chúng ta trước cả khi có khả năng lây lan.

    Các loài động vật khi ấy sẽ được xem là "ổ chứa bệnh" - disease reservoir. Ngay cả khi loài người có thể tạo ra vaccine, chúng ta phải tiêm thuốc cho cả các "ổ chứa" mới mong diệt trừ tận gốc mầm bệnh, mà đây là điều không thực tế vì tốn quá nhiều chi phí. Cho đến nay, nhân loại mới giải quyết dứt điểm được dịch đậu mùa, vì nó không có các vật chủ là các loài vật khác. Và đôi khi, con người sẽ được xem là vật chủ cuối cùng, vì dịch bệnh dù nhiễm được sang chúng ta nhưng không thể tồn tại để lây lan.

    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 4.
    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 5.
    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 6.
    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 7.

    Nhiều loài động vật được xem là "ổ mầm bệnh" cho con người

    Bản thân con người cũng không nằm ngoài quy luật tiến hóa. Khi một dịch bệnh xuất hiện, không phải ai tiếp xúc cũng nhiễm, và không phải ai nhiễm cũng chết. Những người sống sót sẽ tạo ra kháng thể bên trong gene, rồi lưu truyền lại cho đời sau. Mà đôi khi, bộ gene ấy còn giúp chống lại những virus nguy hiểm khác nữa. Chẳng hạn, hiện tại có 10% dân số châu Âu miễn nhiễm với HIV, và đây được cho là hiệu quả của bộ gene giúp tổ tiên của họ sống sót qua đại dịch Cái chết đen.

    Giải đáp của chuyên gia Harvard: Tại sao các dịch bệnh như virus corona lại giết chết người? Chúng tiến hóa để... tự sát? - Ảnh 8.

    Sự tiến hóa thực chất cũng không hoàn hảo. Tiến hóa không đi theo một con đường nào cụ thể, không phải lúc nào cũng giúp một sinh vật tốt lên, mà đôi khi lại là tai họa. Virus cũng vậy, nếu chúng tiến hóa để trở nên quá mạnh, đó cũng là cái kết cho chúng mà thôi.

    #ICT_anti_nCoV

    Tham khảo: Forbes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ