Giải mã 2 loài sinh vật lần đầu tìm thấy trên ngọn núi được ví như "nóc nhà Đông Dương" ở Lâm Đồng
Hai loài sinh vật này đều là lần đầu tìm thấy tại Việt Nam.
- Vì sao một số loài chim 'tắm trong kiến'?
- Giả mã bí ẩn não bộ: Con người sẽ được sử dụng được 100% sức mạnh của bộ não?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con người bước vào không gian 4 chiều?
- Bí ẩn về cánh đồng Chum ở Lào: Bình rượu của người khổng lồ hay bình đựng tang lễ?
- Cuộc thi tên lửa hạng nặng Trung Quốc-Mỹ: Hành trình vũ trụ của Long March 9 và SLS
Hai sinh vật lần đầu được phát hiện ở Việt Nam
Theo báo Lâm Đồng, vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương", từ lâu nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong số các loài sinh vật tại Vườn quốc gia này thì nấm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cân bằng vật chất sinh thái và là nguồn đa dạng khổng lồ cho nghiên cứu, thực phẩm và dược liệu.
Vào tháng 12 năm 2022, một nhóm nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt và ban quản lý Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà đã điều tra, thu mẫu và định danh nhiều loại nấm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có tổng cộng 52 loài nấm ăn được xác định, thuộc về 63 chi và 16 họ khác nhau. Đáng chú ý, trong số đó có 2 loài nấm lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, đó là nấm tùng cam (Laetiporus caribensis) và nấm hầu thủ (Hericium erinaceum). Ngoài ra, còn có một loài nấm quý hiếm gặp ở Việt Nam, đó là nấm lưỡi bò (Fistulina hepatica) cũng được phát hiện tại Vườn.
Hãy cùng tìm hiểu về 2 loài sinh vật này nhé.
Nấm tùng cam
Theo Science, nấm tùng cam (Laetiporus caribensis) thuộc chi Laetiporus là một chi nấm ăn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Nó còn được gọi là nấm gà, nấm gà rừng hoặc dải lưu huỳnh. Sở dĩ nó được gọi là nấm gà vì mùi vị và kết cấu tương tự với thịt gà.
Nấm tùng cam có chiều ngang từ 5 đến 25 cm. Loại nấm này được tạo thành từ nhiều sợi hình ống nhỏ (sợi nấm). Nấm mọc thành từng chùm lớn; một số cây nấm từng được tìm thấy có trọng lượng tới hơn 45 kg.
Khi còn non, nấm tùng cam có đặc điểm là thân có vẻ ẩm, dẻo, màu vàng lưu huỳnh hoặc màu cam, đôi khi có màu cam sáng. Loại nấm này khi già hơn sẽ có màu nhạt dần, thân trở nên giòn, có vị hơi hăng, bề mặt thường lấm tấm các lỗ bọ cánh cứng hoặc ốc sên cắn.
Nấm tùng cam thường được tìm thấy nhiều nhất trên các cây sồi, bạch đàn, thủy tùng, hạt dẻ, cây liễu, một số cây lá kim. Nấm tùng cam là loài ký sinh và nó thường gây ra bệnh thối nâu trên vật chủ. Cây bị mắc bệnh này sau đó thường bị đổ.
Thời điểm chúng phát triển mạnh nhất là cuối mùa xuân đến đầu mùa thu.
Nấm tùng cam có thể được chế biến tương tự như cách chế biến thịt gà. Nó cũng có thể được sử dụng thay thế cho thịt gà trong chế độ ăn chay . Ngoài ra, nó có thể được đông lạnh trong thời gian dài và vẫn ăn được. Ở một số vùng của Đức và Bắc Mỹ , nó được coi là một món ngon.
Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ (Hericium erinaceum) là một loài nấm ăn được và được sử dụng làm dược liệu thuộc họ Hericiaceae.
Trong tự nhiên, nấm hầu thủ xuất hiện ở Bắc Mỹ (Califonia), châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha) và châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Borneo, Trung Á). Nấm hầu thủ thường được tìm thấy ở trên những cây gỗ mục nhưng thuộc loại gỗ cứng như cây sồi, cây cử. Chúng được xem là loài chỉ thị sức khỏe của những khu rừng sồi, càng nhiều nấm hầu thủ, khu rừng càng khỏe mạnh..
Quả thể khi non có màu trắng đến trắng ngà, thịt màu trắng, khi già nấm ngả sang màu vàng đến vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, dài từ 0,5–3 cm, trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có một giọt nội chất tròn. Nấm hầu thủ là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 16-20 độ C, nhiệt độ cao nhất có thể trồng là 19-22 độ C. Hiện nay, loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nấm hầu thủ giàu chất xơ, protein, ít chất béo phù hợp với những chế độ ăn lành mạnh hoặc ăn kiêng. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều vitamin và acid amin có lợi cho cơ thể. Loại nấm này phát triển trên cả cây sống và chết. Nó thường mọc vào những tháng cuối mùa hè và mùa thu.
Từ xa xưa, y học Trung Quốc đã sử dụng nấm hầu thủ như một loại dược liệu. Các thành phần trong nấm có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa lipid và hạ đường huyết. Nấm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Mizuno (Nhật Bản), nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nấm rất giàu axit béo không no, là thành phần có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tim và ung thư. Nấm hầu thủ còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, niacin và A1, tiền vitamin D có khả năng chuyển đổi thành vitamin D2, chuyển hóa canxi có khả năng ngăn ngừa loãng xương.
Nấm hầu thủ có hàm lượng chất béo và năng lượng thấp nhưng hàm lượng sắt, canxi và kali khá cao, rất thích hợp cho những người đang ăn kiêng cung cấp đầy đủ chất đạm và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Medicinal, nấm hầu thủ giúp cải thiện sự phát triển thần kinh não bộ và các cơ quan liên quan, làm chậm hoặc quá trình thoái hóa tế bào trong não. Sự thoái hóa này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như Alzheimer và Parkinson.
Một nghiên cứu khác vào năm 2012 tại Malaysia cho thấy sử dụng loại nấm này có thể tái tạo các tế bào bị tổn thương do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Chấn thương ảnh hưởng đến các tế bào trong mô giữa não và tủy sống.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu và bảo tồn các chủng loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Việc bảo tồn các chủng loài nấm quý hiếm còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn gen quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Những loại nấm này sẽ là nguồn tài nguyên quý giá cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng y học và phát triển các sản phẩm có giá trị cao trong tương lai.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập