Giải mã chiến thuật 'lạ đời' của AMD: Thị trường PC càng ảm đạm, càng cố tình đẩy ít hàng để đạt được một mục đích
Theo CEO Lisa Su, AMD đang cố gắng hết sức để hạn chế nguồn cung để bài toán cung cầu điển hình trở nên cân bằng hơn
- Trang bị công nghệ cách mạng đến Intel cũng không có, 3 mẫu CPU đầu bảng mới của dòng AMD Ryzen 7000 hé lộ giá bán
- Khách sạn Esports đầu tư hẳn PC 'khủng' lắp RTX 4090 để chiều khách, giá phòng chỉ từ 700 nghìn đồng/đêm
- Startup từ Israel trình làng robot AI có khả năng di chuyển linh hoạt như 'người nhện', sẽ dùng để lau kính các tòa nhà chọc trời ở Hồng Kông
Trong buổi trao đổi về báo cáo tài chính với các nhà đầu tư, Tiến sĩ Lisa Su – giám đốc điều hành của AMD đã hé lộ một 'chiến thuật' đặc biệt mà hãng này sử dụng để giữ giá các sản phẩm của mình, trong bối cảnh doanh số bán hàng thị trường PC đang rất ảm đạm.
Theo đó, AMD đã có động thái hạn chế việc tung ra thị trường các lô hàng CPU và GPU trong 2 quý vừa qua. Nói cách khác, AMD đã 'cố tình' hạn chế nguồn cung cấp chip của mình và có kế hoạch tiếp tục làm như vậy trong quý tiếp theo, theo Wccftech.
Nhu cầu ít, AMD càng giảm nguồn cung để giữ giá
Thông thường, khi nhu cầu của người dùng giảm xuống, các hãng sản xuất phần cứng sẽ tiến hành các động thái giảm giá để kích cầu. Trong trường hợp này, AMD có thể sẽ giảm giá bán CPU và GPU để tăng tính cạnh tranh nhờ yếu tố hiệu năng/giá thành tốt. Việc giảm giá đương nhiên sẽ khiến lợi nhuận giảm sút, nhưng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng hàng tồn kho.
Tuy nhiên, AMD lại đang có cách làm ngược lại. Theo CEO Lisa Su, AMD đang cố gắng hết sức để hạn chế nguồn cung để bài toán cung – cầu điển hình trở nên cân bằng hơn. Khi cung cao hơn cầu, giá của sản phẩm sẽ bị giảm. Ngược lại, khi cầu cao hơn cung, giá sản phẩm sẽ tăng.
Kết quả, số GPU (và CPU) được AMD đưa ra thị trường vẫn thấp hơn đôi chút so với nhu cầu của người dùng, trong khi giá bán vẫn giữ nguyên và không hề có dấu hiệu giảm giá, theo bình luận của PC Gamer. Như vậy, AMD chấp nhận giữ một lượng lớn hàng tồn kho nhằm đảm bảo hãng này vẫn thu được tỷ suất lợi nhuận cao cho mỗi sản phẩm được bán ra thị trường.
Theo PC Gamer, tuyên bố của người đứng đầu AMD giúp giải thích chính xác cách thức và lý do tại sao giá bán card đồ họa của AMD (và có thể cả NVIDIA) vẫn ở mức cao, bất chấp nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái, nhu cầu từ các công cụ khai thác tiền điện tử biến mất và tất cả các yếu tố khác góp phần khiến nhu cầu của người dùng thấp hơn nhiều.
Tất nhiên, người dùng khó có thể chỉ trích AMD khi hãng này đã làm những điều đúng đắn để duy trì lợi nhuận. Bản thân các nhà sản xuất chip lớn thường sử dụng các loại kỹ thuật quản lý hàng tồn kho này để duy trì sự cân bằng tối ưu giữa cung và cầu.
Toàn thị trường PC đang đi xuống, hàng loạt ông lớn phần cứng chịu ảnh hưởng
Trước đó, trong báo cáo tài chính của mình, doanh số bán của dòng chip dành cho máy chủ của AMD mang đến cho Đội đỏ thắng lợi vang dội trước đối thủ Intel. Tuy nhiên, tình cảnh trái ngược lại diễn ra ở mảng CPU dành cho PC, cũng như card đồ họa của AMD.
Cụ thể, doanh số bán CPU, bao gồm cả chip cho PC và laptop của AMD giảm 51%. Phân khúc "chơi game" của AMD giảm 7%, mặc dù hãng này cho biết doanh số bán chip cho máy chơi game, bao gồm Xbox, PS5 và Steam Deck đều tăng. Nói cách khác, doanh số bán GPU tại mảng PC của AMD đang khá tệ.
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, đây là sự đi xuống diễn ra với toàn thị trường, và không chỉ xảy ra với riêng AMD.
Với việc đại dịch đang lắng xuống và lạm phát gia tăng, rất ít người mua CPU, GPU và các linh kiện PC khác. Đó là một sự đảo ngược khó khăn và đột ngột so với chỉ vài tháng trước, khi các công ty như Nvidia và AMD đang sản xuất card đồ họa nhanh nhất có thể để theo kịp nhu cầu đang bùng nổ từ những người khai thác tiền điện tử cũng như các game thủ PC.
Giờ đây, tình trạng thu gom số lượng lớn GPU đã ngừng diễn ra do thị trường tiền điện tử lao dốc, trong khi kho hàng của các hãng phần cứng chật cứng hàng tồn kho do không có người mua. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với mảng CPU, khi các hãng sản xuất chip đều đối mặt với tình trạng doanh số bán hàng đi xuống.
Với NVIDIA, hãng này gần đây cũng đã thừa nhận tình trạng đi xuống với mảng GPU của mình cách đây hai tháng, nhưng không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào gần đây về việc liệu họ có sử dụng chung một chiến thuật giảm đẩy hàng ra thị trường giống như AMD hay không.
Trong khi đó, Intel vừa có quyết định giảm giá tới 20% giá bán dòng CPU kiến trúc Alder Lake thế hệ thứ 12 của Intel, bao gồm cả các mẫu Core i9 đầu bảng. Đây được coi là một sự đảo ngược, khi Intel vừa quyết định tăng giá bán CPU lên 10% vào tháng 1.
Nguyên nhân cho đợt giảm giá này là do Intel đang có một số lượng hàng tồn kho khá lớn, trị giá 13,2 tỷ USD, tương đương với khoảng 151 ngày hàng tồn kho. Bản thân các chuyên gia của Intel cũng cho biết rằng họ khó dự đoán được tình hình tiêu thụ chip và không biết chính xác khi nào thị trường mới tích cực trở lại.
Tham khảo Wccftech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI