Giải mã "Cổng vào địa ngục" của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao

    ryankog,  

    Một hang động mà người La Mã cổ đại cho là cánh cổng dẫn đến địa ngục, chết chóc đến mức nó giết chết tất cả các loài động vật đến gần, nhưng đồng thời lại không làm hại các tư tế dẫn dắt chúng.

    Một hang động mà người La Mã cổ đại cho là cánh cổng dẫn đến địa ngục, chết chóc đến mức nó giết chết tất cả các loài động vật đến gần, nhưng đồng thời lại không làm hại các tư tế dẫn dắt chúng.

    Hàng thiên niên kỷ sau, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra lý do tại sao - một đám mây carbon dioxide đậm đặc khiến những con vật hít thở nó chết ngạt.

    Có niên đại 2.200 năm, hang động được các nhà khảo cổ từ Đại học Salento phát hiện lại vào năm 2011.

    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 1.

    Hình ảnh mô phỏng Plutonium

    Nó nằm ở một thành phố tên là Hierapolis ở Phrygia cổ đại, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, và được sử dụng để hiến tế động vật, là những con bò đực được dẫn qua Plutonium, hay Cổng của Pluto, vị thần cổ của âm giới - bởi các tư tế đã tịnh thân.

    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 2.

    Các tư tế đã tịnh thân đang hiến tế những con bò đực

    Khi các tư tế dắt những con bò đực vào, mọi người có thể ngồi trên những chiếc ghế cao trong bên trên và xem khói tỏa ra từ cánh cổng khiến những con vật chết.

    Không gian này đầy sương mù và dày đặc đến nỗi người ta khó có thể nhìn thấy mặt đất. Bất kỳ con vật nào đi vào bên trong đều gặp cái chết ngay lập tức. Tôi ném những con chim sẻ vào và chúng lập tức trút hơi thở cuối cùng và ngã xuống.” Nhà sử học Hy Lạp Strabo viết (64 TCN - 24 CN).

    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 3.

    Một bức ảnh cho thấy những con chim chết ở lối vào "Cổng địa ngục"

    Chính hiện tượng này đã báo động cho đội khảo cổ biết vị trí của hang động. Những con chim bay quá gần cửa hang bị chết ngạt và rơi xuống - cho thấy rằng, hàng nghìn năm sau, nó vẫn chết chóc như ngày nào.

    Thủ phạm là hoạt động địa chấn dưới lòng đất, theo nhà núi lửa học Hardy Pfanz của Đại học Duisburg-Essen ở Đức, người đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu về khí gas của hang động vào năm 2018. Một khe nứt chạy sâu bên dưới khu vực thải ra một lượng lớn carbon dioxide của núi lửa. 

    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 4.

    Tình trạng ngày nay của Plutonium

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo nồng độ carbon dioxide trong khu vực nối với hang động, và nhận thấy rằng khí gas - hơi nặng hơn không khí - tạo thành một lớp cao hơn sàn 40 cm (15,75 inch).

    Họ nhận thấy loại khí này bị Mặt trời phân tán vào ban ngày, nhưng nó nguy hiểm nhất vào lúc bình minh sau một đêm tích tụ. Nồng độ đạt trên 50% ở đáy hồ, khoảng 35% ở độ cao 10 cm, thậm chí có thể giết chết một người - nhưng, trên 40 cm, nồng độ giảm nhanh chóng.

    Vào ban ngày, vẫn có một số carbon dioxide cao khoảng 5 cm, bằng chứng là những con bọ chết được nhóm nghiên cứu tìm thấy trên sàn của khu vực. Và bên trong hang động, họ ước tính nồng độ CO2 luôn dao động từ 86 đến 91 phần trăm, vì cả Mặt trời và gió đều không thể đi vào.

    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 5.

    Một dòng chữ tại địa điểm chỉ các vị thần địa ngục Pluto và Kore. (Francesco D'Andria / Đại học Salento)

    Nhóm nghiên cứu lưu ý trong bài báo của họ rằng có một yếu tố du lịch mạnh mẽ đối với nơi này. Khách du lịch có thể mua những con vật nhỏ và chim mà họ có thể ném xuống để hiến tế, và vào những ngày lễ, những con vật lớn hơn sẽ được hiến tế bởi các tư tế.

    "Trong khi con bò đực đang đứng trong hồ khí với miệng và lỗ mũi cao từ 60 đến 90 cm, thì những tư tế lớn, trưởng thành (galli) luôn đứng thẳng trong hồ," nhóm nghiên cứu viết trong bài báo năm 2018 của họ.

    Các khán giả sẽ thấy những con bò đực to lớn, khỏe mạnh không chịu nổi khói trong vòng vài phút, trong khi các tư tế vẫn mạnh mẽ và hiên ngang - một minh chứng cho sức mạnh của các vị thần và linh mục để thể hiện cho người dân lúc đó.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng các tư tế đã nhận thức rõ về các đặc tính của hang động và khu vực đấu trường xung quanh, và có thể tiến hành các cuộc hiến tế lớn vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn trong những ngày yên tĩnh để đạt được hiệu quả tối đa.


    Giải mã Cổng vào địa ngục của người La Mã cổ đại: thú vật hiến tế bị đưa vào thì chết, nhưng người vẫn không sao - Ảnh 6.

    Hiện trạng của khu vực ngày nay

    Họ cũng có thể chui đầu vào trong hoặc vào hang vào các buổi lễ giữa trưa để chứng tỏ khả năng của bản thân, họ nín thở để chịu đựng.

    Nhưng sự hiện diện của đèn dầu cũng cho thấy rằng các linh mục đã đến gần hang động vào ban đêm, theo nhà nghiên cứu đã tìm ra nó, Francesco D'Andria.

    Hiện tại thành phố cổ Hierapolis vẫn trở thành một trong những tụ điểm thu hút hàng ngàn khách du lịch.

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ