Giải mã hiện tượng SevenFriday – Cơn sốt trong ngành thời trang đồng hồ

    Quang Vũ,  

    Seven Friday (SF) chính thức được ra đời vào tháng 5 năm 2012 bởi Daniel Niedererm, bằng nhứng thiết kế độc đáo của mình dóng sản phẩm sevenfriday nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần cũng như niềm tin và cả sự yêu mến trên toàn thế giới.

    Không phải ngẫu nhiên mà ngay năm đầu tiên hãng đã tiêu thụ được 1000 sản phẩm và tăng lên tới hơn 10 lần (lên tới 12,000 sản phẩm – theo thông tin mà hãng công bố) ngay trong năm tiếp theo. Và Việt Nam cũng ko nằm ngoài cơn sốt đó khi mà Daniel Niedererm sang trực tiếp Việt Nam để giới thiệu về dòng sản phẩm của mình. Dù rằng SevenFriday và Daniel Niedererm không hề có ý định giấu giếm thông tin tuy nhiên nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn ngộ nhận hoặc bị những thông tin đơn thuần từ 1 phía tung hỏa mù và lạc vào ma trận khiến không ít khách hàng hoang mang mỗi khi có ý định sở hữu một em SevenFriday.

    Giải mã hiện tượng SevenFriday – Cơn sốt trong ngành thời trang đồng hồ - Ảnh 1.

    Các bạn đã sẵn sàng để cùng Review một vòng về SevenFriday, chắc có nhiều người đã biết nhưng cũng sẽ có những người vô cùng ngạc nhiên trước những thông tin này.

    1. Xuất xứ của SF – Thụy Sĩ hay không Thụy Sĩ ?

    Trụ sở công ty đặt tại Thụy Sĩ (Zurich) – Ông chủ sáng lập và điều hành người Thụy Sĩ đã khiến nhiều người lầm tưởng Seven Friday được sản xuất tại Thụy Sĩ. Thực tế nếu xét trên phương diện địa lý hoàn thành sản phẩm thì Sevenfriday được sản xuất tại Trung Quốc và Daniel Niedererm chưa bao giờ có ý định che giấu nguồn gốc xuất xứ này của sản phẩm. Tuy nhiên về Việt Nam đôi khi nhiều người cố tình dùng hai chữ Zurich (nơi đặt trụ sở công ty) để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu xét về chi tiết cấu tạo thì câu trả lời hợp lý phải là Liên Hợp Quốc, vì SF sử dụng máy cơ tự động của Miyota Nhật Bản (được sở hữu bởi tập đoàn Citizen), còn các linh kiện khác được sản xuất tại Trung Quốc với những tiêu chuẩn khắt khe nhất của những chuyên gia Thụy Sĩ. SF có chất lượng Nhật Bản, thiết kế tinh tế và phong cách của Thụy Sĩ và chi phí hoàn thiện Trung Quốc, chính điều này đã khiến giá của SF nằm trong khung dễ chấp nhận và là mảnh đất mà các hãng đồng hồ Thụy Sĩ bỏ qua.

    Giải mã hiện tượng SevenFriday – Cơn sốt trong ngành thời trang đồng hồ - Ảnh 2.

    2. Sự thật về NFC trên đồng hồ SF:

    Các tín đồ của SF lại được một phen dậy sóng khi SF tích hợp chip NFC với mục đích giúp người dùng có thể xác nhận được đồng hồ chính hãng thông qua một phần mềm của hãng tích hợp với các điện thoại thông minh android có tích hợp NFC, đương nhiên con Chip này được sán xuất và lắp ráp tại Trung Quốc, ngoài tác dụng check mã ra thì nó không còn tác dụng gì hết, và giá cho mỗi con chip này lên tới hơn 200$, và theo đánh giá 200$ chỉ để xác nhận hàng thật là việc làm rất lãng phí, thay vào đó các bạn có thể tới bất kì đại lý ủy quyền nào của SF trên toàn cầu là có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính hãng của sản phẩm, và tại các đại lý này họ cũng không bảo hành bằng NFC. Họ chỉ chấp nhận bảo hành bằng thẻ bảo hành cứng, câu hỏi NFC sinh ra để làm gì ? Bằng sự lão luyện về hiểu biết thị trường của mình thì đây là một bước đi thông minh của Daniel Niedererm, bằng cách tích hợp công nghệ này mà thị phần của SF được mở rộng đáng kể, và các bạn thấy không, khi nhắc tới SF hầu hết mọi người rỉ tai nhau về việc check code bằng NFC.

    Giải mã hiện tượng SevenFriday – Cơn sốt trong ngành thời trang đồng hồ - Ảnh 3.

    Sự thật phía sau con chip NFC: Dù SF có phần mềm trên iOS và iOS cũng đã xác nhận sử dụng chip NFC tuy nhiên Apple vẫn từ chối kết nối NFC với SF vì họ thừa hiểu NFC không hề thông minh như mọi người lầm tưởng nếu không muốn nói nó có tính bảo mật quá thấp và thông tin người dùng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào.

    Bên cạnh đó không biết do trục trặc kĩ thuật hay sự cố ý từ hãng mà thời điểm đầu khi dòng V-series ra mắt và được xách tay về Việt Nam với số lượng tương đối lớn đã bị block chip NFC mà không nhận được bất kì sự giải thích nào từ hãng, và việc này cũng xảy ra với một số các store nhỏ ở các nước khu vực, có giả thiết cho rằng khi hãng phát hiện số lượng mua lớn xách tay với mục đích kinh doanh họ sẽ xóa dữ liệu NFC để không phải bảo hành đóng thuế hay bảo vệ các đại lý ủy quyền trước sức cạnh tranh tới từ hàng xách tay. Dù với lý do nào thì những chiếc đồng hồ này không thể sử dụng NFC đều được xem như hàng giả.

    Hàng giả cũng có thể check NFC bằng phần mềm chính hãng ??? SF đặt sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc và họ thừa hiểu đây là một thị trường sản xuất hàng giả tinh vi nhất thế giới, bằng sự không ngoan của mình liệu họ có để nhà sản xuất Trung Quốc dắt mũi hay có thể dễ dàng làm nhái thương hiệu của mình và còn check được NFC bằng phần mềm chính hãng ?

    3. Giá cả và sự lựa chọn ?

    Mức giá quanh mốc 30 triệu không phải là một mức giá phổ thông với người dùng đồng hồ ở Việt Nam, rất nhiều người yêu thích nhưng để bỏ ra 30 triệu không phải là một quyết định dễ dàng, với những người có điều kiện họ có thể bay tận ra các đại lý ủy quyền hoặc sang store nước ngoài để mua sản phẩm với giá khoảng 1000$ -1600$. Tuy nhiên rất nhiều người muốn sở hữu với một mức giá thấp hơn thì sự lựa chọn hàng xách tay có già chỉ bằng 60 – 70% giá chính hãng cũng là một sự lựa chọn tốt hoặc nếu có người nhà ở nước ngoài có thể canh các dịp lễ lớn họ có sale thì cũng có thể mua với giá đôi khi chỉ bằng ½ giá ở VN.

    Giải mã hiện tượng SevenFriday – Cơn sốt trong ngành thời trang đồng hồ - Ảnh 4.

    Tuy nhiên mua hàng theo hình thức này độ rủi ro cao hơn do có thể mua nhầm hàng nhái hàng giả, do đó cần tự trang bị kiến thức và tin tưởng vào cảm nhận của mình, đừng để bị lạc trong thế giới thông tin không rõ ràng mà một bộ phận đã cố tình tạo ra. Nếu bạn không tự tin vào mình cũng như luôn cảm thấy băn khoăn khi mua sản phẩm bên ngoài thì lời khuyên tốt nhất là: mua sản phẩm tại đại lý ủy quyền, bạn sẽ luôn ăn no ngủ kĩ. Chúc các bạn trở thành một người tiêu dùng thông thái.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ