Giải mã nghi lễ "đám ma quạ": Quạ cũng biết khóc thương cho đồng loại qua đời nhưng thực tế chỉ là hành vi vì lợi ích của bản thân?
Khi một con quạ qua đời, đồng loại của chúng sẽ tụ tập lại và thực hiện nghi lễ "đám ma".
Hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ đặt câu hỏi liệu chim chóc có biết khóc thương cho sự ra đi của đồng loại hay không?
Từng có một dân mạng tên Emilie Bouef để lại bình luận dưới bài đăng của National Geographic rằng: "Tôi nghe nói quạ tổ chức đám tang khi một trong số thành viên trong đàn chết. Tôi muốn biết nhiều hơn về hiện tượng này".
Ảnh minh họa
Theo đó, khi một con quạ chết đi, đồng loại của nó sẽ tập trung lại xung quanh cái xác, kêu lớn như thể than khóc cho một số phận vừa rời khỏi thế gian. Hiện tượng đó được gọi là "đám ma quạ". Thế nhưng, thực tế, mục đích của việc làm đó chỉ đơn giản là các con quạ muốn tìm hiểu xem khu vực sinh sống của chúng đang tồn tại nguy hiểm gì.
Nói về hiện tượng này, Kaeli Swift, sinh viên Tiến sĩ khoa môi trường khoa học tại Đại học Washington, Mỹ, cho biết việc gọi nhau tập trung lại một chỗ, dồn toàn bộ sự chú ý vào một đồng loại vừa nằm xuống là hành vi thường thấy ở các loài chim thuộc họ quạ, bao gồm quạ, chim ác là..., sở hữu trí thông minh khá cao.
Thời điểm bắt đầu cuộc nghiên cứu về loài quạ, Swift đã đặt thức ăn ở hàng trăm khu vực khắp tiểu bang Washington, Mỹ, để thu hút quạ đến làm tổ và sinh sản. Sau đó, đội ngũ của cô đã thu hút được 25 tình nguyện viện. Họ sẽ đeo mặt nạ và đứng gần đống thức ăn trong suốt 30 phút để quan sát các con quạ.
Nhóm nghiên cứu của Swift đã sử dụng con quạ nhồi bông giả làm con quạ chết để tiến hành thí nghiệm. 3 bối cảnh được cô đưa ra bao gồm: Một người đeo mặt nạ cầm xác quạ trên tay, một người đứng cạnh diều hâu đang đậu và một người đứng cạnh chim ưng đang đậu cùng xác quạ. Mặt nạ được sử dụng trong các trường hợp để giấu đi gương mặt của người tham gia bởi vì các tình nguyện viên luôn phải luân phiên tham gia chứ không hề cố định một người nào. Đồng thời, việc làm này cũng để kiểm tra khả năng ghi nhớ của loài quạ.
Nhóm nghiên cứu của Swift thu được đến 96% kết quả giống nhau. Cụ thể, khi một con quạ phát hiện ra điều bất thường, nó sẽ kêu to và thu hút thêm 5-10 đồng loại ở các khu vực lân cận. Chúng sẽ ở quây quần xung quanh xác quạ trong khoảng 10-20 phút, kêu gào rồi dần dần mọi thứ rơi vào im lặng trước khi các con vật lần lượt rời đi.
Điều đáng chú ý là 70% trong số các con quạ từ chối tiếp xúc với cái xác. Điều này đối với Swift hoàn toàn có lý bởi vì con quạ đã chết có thể mắc bệnh hoặc chứa đựng rủi ro giết chết đồng loại. Đây là lý do khiến nhóm nghiên cứu của Swift tin rằng các con quạ thực hiện "đám ma" là để biết thêm về những mối đe dọa đầy nguy hiểm ở khu vực.
Được biết, đàn quạ phản ứng dữ dội nhất ở bối cảnh thứ 3 khi có sự xuất hiện của con người và diều hâu ở bên cạnh xác quạ. Điều này cho thấy bối cảnh đóng vai trò quan trọng, các con quạ nhạy cảm nhất khi đứng cạnh xác đồng loại và sự hiện diện của "kẻ tấn công". Thậm chí, 6 tuần sau, 38% trong 65 cặp quạ trải qua đủ 6 bài kiểm tra vẫn tiếp tục phản ứng mạnh với những đối tượng mà chúng cho là nguy hiểm.
Các nghiên cứu trong quá khứ cho thấy loài quạ có trí nhớ đối với gương mặt người khá tốt. Swift cho biết nhóm của cô tin rằng ký ức của loài chim này về mặt người có thể kéo dài đến vài năm. Trong một nghiên cứu khác của Tiến sĩ John Marzluff thuộc Đại học Washington, các nhà khoa học đã đeo mặt nạ để đi đặt bẫy tại 5 địa điểm khác nhau. Kết quả là trong 5 năm, những người đeo mặt nạ khi bước vào các khu vực có quạ tập trung đều nhận được phản ứng là kêu lên rất to của các con vật, nhằm báo hiệu sự nguy hiểm cho đồng loại.
Nguồn: National Geographic, Dailymail, Audubon
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín