Không phải là nhà phát triển trò chơi chuyên nghiệp nhưng cứ mỗi chương trình giải trí tương tác nào ra mắt, MoMo lại luôn lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tạo nên một trào lưu mới. Mới nhất là chương trình giải trí "MoMo Jump: Siêu hội nhảy bật - Nhảy là trúng tiền" đang thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.
Ngày 8/10 vừa qua, trên màn hình ứng dụng MoMo của hơn hàng chục triệu người dùng xuất hiện biểu tượng mới - MoMo Jump. Từ khóa "MoMo Jump" đang trở nên phổ biến trong những ngày gần đây trên các cộng đồng mạng xã hội. Đây chính là chương trình tương tác mới nhất mà MoMo vừa ra mắt thị trường, dự kiến kéo dài trong một tuần từ 8 - 15/10.
Với cách đơn giản cùng phần thưởng hấp dẫn, MoMo Jump đang thu hút đông đảo người dùng "cày ngày cày đêm".
MoMo Jump gắn với tên gọi Việt hóa là "Siêu hội nhảy bật - Nhảy là trúng tiền". Đây là game i có cách chơi khá đơn giản. Bất kỳ ai chỉ cần có ứng dụng MoMo trên điện thoại đều có thể tham gia và gần như 100% chơi là có quà. Người dùng chỉ cần điều khiển nhân vật MoMo nhảy qua từng nhảy bật thành công để tích lũy nhiều điểm. Trong quá trình này, người chơi chỉ cần duy trì chuỗi nhảy bật thành công càng lâu thì điểm càng cao, cùng với đó là số tiền thưởng và quà thu thập trên chặng đường.
Để kích thích người chơi, MoMo tung hàng loạt thẻ quà tặng giảm giá nạp data 3G/4G, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền liên Ngân hàng... Để có nhiều lượt chơi, người dùng chỉ cần thực hiện nhiệm vụ đơn giản như Chuyển tiền (đến Ví MoMo hoặc Ngân hàng nội địa), thanh toán dịch vụ vay tiêu dùng, thanh toán bằng MoMo khi mua sắm trên Lazada/Tiki, nạp/mua mã thẻ điện thoại, thanh toán dịch vụ bất kỳ bằng nguồn tiền Ví Trả Sau hay chia sẻ Facebook…
Điểm đáng nói, không thuộc loại game "hardcore" nhưng MoMo Jump đòi hỏi kỹ năng của từng người. Tỷ lệ thất bại cũng khá cao nếu người chơi sơ sẩy trong việc phán đoán thời gian lấy đà để điều khiển nhân vật nhảy vào đúng trọng tâm. Nhưng sức hút không nằm ở độ khó mà nằm ở việc thử thách không có điểm dừng. Càng chơi, người chơi càng bị cuốn vào bởi càng thắng càng không thể dừng lại mà càng thất bại người ta càng có xu hướng muốn làm lại nhiều hơn. "Điều này có nhiều tương đồng với trường hợp của Flappy bird từng làm mưa làm gió một thời", Nguyễn Yến Phương, một người chơi MoMo Jump nêu cảm nhận.
Tương tự như MoMo Jump, trước đó không lâu, MoMo cùng nền tảng đặt thức ăn trực tuyến - Baemin hợp tác ra mắt chương trình giải trí có tên "Bay cùng MoMo" ngay trên ứng dụng MoMo. "Bay cùng MoMo" với cách chơi tương tự như Flappy Bird cũng thu hút được hàng triệu người tham gia trong đó có những người "cày ngày cày đêm", cứ rảnh là cày và rủ rê bạn bè cùng tham gia. Đó là một trong những hiệu ứng lan tỏa "đáng gờm" của của những trò giải trí mang tính "quốc dân" - ai cũng có thể chơi mang đến.
Các chương trình của MoMo thường có thiết kế đồ họa 3D hiện đại, trẻ trung, bắt mắt làmột trong những điểm cộng trong mắt người dùng
"A ngon rồi, đang chán thì MoMo lại ra game mới", một tài khoản facebook V.P.Thư để lại bình luận bên dưới một bài post chia sẻ về MoMo Jump. Đây cũng là mục tiêu mà đội ngũ phát triển sản phẩm hướng tới khi ra mắt sản phẩm nhằm mang đến cho người dùng những phút giây giải trí đúng nghĩa.
Bằng những hình thức giải trí đơn giản, dễ chơi, MoMo dễ dàng lồng các thông điệp, sản phẩm, gia tăng nhận diện thương hiệu. Từ đó, khuyến khích người dùng "truyền tai" nhau về những điểm thú vị của MoMo - không đơn thuần chỉ là một ứng dụng tài chính.
Xét về mặt thị trường, việc lồng ghép các chương trình giải trí nhằm tăng cường tính kết nối và tương tác với người dùng với các nhà phát triển ứng dụng không phải mới. Trên thế giới xu hướng gamification - tích hợp các trò chơi vào ứng dụng đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt trong khi điện thoại di động ngày càng thiết thân với mỗi người. Tại Việt Nam, xu hướng này được các nhà sáng lập và đội ngũ kỹ sư tại MoMo sớm nắm bắt và khai thác tối đa.
Bắt đầu từ đầu năm 2019, MoMo giới thiệu đến đông đảo người dùng về chương trình Lắc Xì vào dịp Tết. Dựa trên việc nắm bắt tâm lý dịp đặc biệt như lễ tết, lồng ghép khéo léo tập tục lì xì đầu năm, MoMo đã dần hình thành trong lòng người dùng về một chương trình tương tác truyền thống, giúp họ trao gửi những thông điệp, lời chúc tết, chuyển tiền lì xì Tết với cách thức trẻ trung, hiện đại. Chỉ sau 3 năm, Lắc Xì không chỉ trở thành dự án mang tính thương hiệu của MoMo mà còn trở thành hoạt động giải trí truyền thống với cộng đồng người dùng mỗi độ xuân về.
Cho đến nay, MoMo là một trong những tay chơi "đáng gờm" trong lĩnh vực gamification với kinh nghiệm triển khai qua hàng loạt các chương trình tương tác thu hút hàng triệu người tham gia như Lắc Xì, Học viện MoMo, Thành phố MoMo,...
Trước khi MoMo để lại các dấu ấn trong xu hướng gamification, việc tích hợp chương trình tương tác vào ứng dụng ít được các nhà phát triển ứng dụng quan tâm bởi điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ phát triển đủ mạnh và đủ nhanh đến có thể bắt được những xu hướng mới nhất và linh hoạt để cho ra sản phẩm. Đó là chưa kể hệ thống hạ tầng công nghệ phải đủ mạnh để có thể tải được số lượng truy cập người dùng tăng mạnh vào cùng một thời điểm.
Với hơn một nửa nhân sự là đội ngũ kỹ sư công nghệ, cùng với đó nền tảng công nghệ tự chủ, MoMo dễ dàng biến ý tưởng thành hiện thực nhanh hơn so với những đối thủ khác. Cùng với sự linh hoạt và sáng tạo, đặc biệt là tâm lý "người Việt hiểu người Việt", có thể lý giải đó là lý do vì sao mỗi một sản phẩm ra mắt của MoMo thậm chí là chương trình tương tác trên ứng dụng đều như được "đo ni đóng giày cho người Việt".
Trong lần chia sẻ với báo giới cuối năm ngoái khi công bố cột mốc 20 triệu người dùng, lãnh đạo MoMo cho biết họ mong muốn các chương trình tương tác là nơi để người dùng gắn bó và tương tác tốt hơn từ đó giúp MoMo liên tục cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng. Các trò tương tác là một trong những cách để thúc đẩy người dùng có động lực vào MoMo mỗi ngày. Giờ đây, MoMo đã là siêu ứng dụng có hơn 28 triệu người tin dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?