Giải mã triết lý Monozukuri: Động lực vực dậy ngành sản xuất Nhật Bản sau bong bóng tài chính những năm 1990
Nâng tầm sản xuất trở thành nghệ thuật, triết lý Monozukuri đã có những đóng góp không nhỏ vào sự trỗi dậy của ngành công nghiệp Nhật Bản, tiếp tục đưa những tên tuổi như Tokyo, Nissan hay Yamaha vươn xa khắp thế giới.
- Là cường quốc công nghệ, tại sao Nhật Bản lại "lép vế" trong cuộc đua điện thoại thông minh?
- Dân mạng bàng hoàng vì quả cầu sắt dạt vào bờ biển Nhật Bản, thuyết âm mưu về UFO, trứng Gozilla và phi thuyền người Xayda lan tràn
- Cuộc sống của Jack Ma sau vụ "vạ miệng" thổi bay 37 tỷ USD: Bị đồn sang Nhật Bản, không nghỉ hưu mà chuyên tâm làm 2 việc này
- Nhật Bản sắp đăng cai giải vô địch nhặt rác thế giới, làm hẳn cả phim hoạt hình để quảng bá giải đấu
- Nhật Bản thử nghiệm đồng Yen kỹ thuật số từ tháng 4
Không nổi tiếng như tinh thần võ sĩ đạo nhưng monozukuri, triết lý đặc biệt của Nhật Bản trong sản xuất, lại tạo ra những thay đổi bước ngoặt trong chất lượng sản phẩm.
Monozukuri là một từ ghép tiếng Nhật, trong đó “mono” là sản phẩm và “zukuri” là quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, ý tại ngôn ngoại. Monozukuri là một phong cách sản xuất, trong đó đề cao kỹ năng, quy trình kiểu Nhật nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, khiến chính những người làm ra nó có thể cảm thấy tự hào.
Monozukuri xuất hiện tương đối gần đây. Năm 1998, Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản đã thành lập monozukuri kondankai (Hội đồng Tư vấn monozukuri). Mục đích của nó là đảo ngược xu hướng phi công nghiệp hóa cũng như vực dậy ngành sản xuất sau khi nước này trải qua bong bóng tài chính những năm 1990. Đề cao sức mạnh của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất chính là trọng tâm của triết lý này.
Giáo sư Takahiro Fujimoto của Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Sản xuất tại Đại học Tokyo là nhà lý luận monozukuri nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông gọi đó là nghệ thuật, khoa học và kỹ năng để làm ra mọi thứ theo cách của người Nhật.
Trước monozukuri, có 2 từ tiếng Nhật khác để chỉ chế tạo và sản xuất là seizo và seisan. Chúng được dùng cho tất cả các loại hình sản xuất hiện đại. Trong khi đó, monozukuri thường được sử dụng để mô tả các quy trình sản xuất theo phong cách Nhật Bản. Nói cho đúng, monozukuri là một trong những từ không thể dịch được chính xác bằng tiếng Nhật.
Người ta nói rằng chỉ những người Nhật mới có thể hiểu đầy đủ sắc thái của monozukuri. Mặc dù nó được sử dụng để mô tả về công nghệ hay quy trình phát triển nhưng nó cũng gồm các ý nghĩa vô hình khác như tay nghề người lao động, sự cống hiến để liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chính sự mơ hồ đó lại cho monozukuri mang những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Cách đọc từ này cũng được cho là mang lại một sự thân thuộc đặc biệt với người Nhật. Giờ đây, nó lại trở thành một sự khẳng định về sức mạnh công nghiệp Nhật Bản, điều đã từng đưa quốc gia này trở thành một cường quốc kinh tế trong những năm 1970-1980.
Monozukuri có thể được so sánh với nghề thủ công. Tuy nhiên, với nghề thủ công, trọng tâm là con người và kỹ năng của họ. Tuy nhiên, monozukuri lại nhấn mạnh vào mono – thứ được tạo ra và zukuri – hành động làm ra sản phẩm. Người thực hiện và các kỹ năng của họ được ẩn phía sau. Tuy nhiên, điều này có thể phản ánh tinh thần, trách nhiệm của người Nhật trong việc đề cao chất lượng của những thứ mà họ làm ra.
Ngoài ra, monozukuri còn nhấn mạnh sự liên tục đổi mới, sáng tạo. Đó không phải là tìm ra sự đột phá mà là sự cải tiến dần dần, từng bước chuyển biến và mang đến những thành quả bền vững. Sự thay đổi, cải tiến diễn ra ở từng cá nhân, từng kỹ năng, từng khâu thực hiện… nhằm vượt qua giới hạn hiện hữu để đạt tới tầm cao mới, mang lại những đóng góp hữu ích cho doanh nghiệp.
Một trong những cái tên đầu tiên ứng dụng thành công monozukuri chính là Toyota. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những doanh nghiệp sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, với những mẫu xe được ưa chuộng ở cả thị trường châu Á lẫn châu Âu. Nissan, Yamaha cũng là những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản áp dụng thành công monozukuri và thành công của họ cũng vượt xa khỏi lãnh thổ Nhật Bản.
Nguồn: Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI