Giải ngố Blockchain từ J - R: Thời đại của Blockchain

    Mers,  

    Nếu trong thế giới Marvel, Ultron đã tạo ra "Thời đại của Ultron" thì Blockchain cũng đang dần tạo ra cách mạng của riêng nó trên nhiều lĩnh vực khắp thế giới.

    Blockchain sẽ tạo ra cuộc cách mạng của mình bằng cách trở thành phương thức truyền tin mã hóa đảm bảo sự minh bạch và "dân chủ" tuyệt đối. Không chỉ vậy, cũng như nhân vật ác chính trong bộ phim Avengers: Age of Ultron, Blockchain sẽ len lỏi vào từng ngõ hẻm của mạng Internet và thậm chí là vươn xa tầm ảnh hưởng của mình hơn bất cứ gì Ultron từng mong đạt được.

    Những lợi thế mà Blockchain đem lại có tiềm năng được áp dụng vào các lĩnh vực mà Internet truyền thống không có khả năng đáp ứng.

    Và để đón nhận sự lên ngôi của Blockchain, đây là danh sách tiếp nối bài trước về Blockchain và Bitcoin:

    Jumping-Off Point

     Thật sự khoa học công nghệ mới chỉ động vào phần nổi của tảng băng chìm Bitcoin mà thôi.

    Thật sự khoa học công nghệ mới chỉ động vào phần nổi của tảng băng chìm Bitcoin mà thôi.

    Là thuật ngữ ám chỉ sự khởi đầu. Blockchain thực sự mới chỉ ở giai đoạn sơ khai của nó. Bitcoin đang gây nên những làn sóng lớn trên thế giới và thậm chí dám thách thức triết lý đằng sau những đồng tiền kiểm soát bởi các thế lực chính trị và kinh tế. Nhưng thực tế thậm chí dịch vụ đồng tiền ảo này cũng mới chỉ áp dụng phần nổi của tảng băng chìm Blockchain.

    Hiện tại nhiều tổ chức giáo dục đã sử dựng Blockchain để lưu lại và kiểm tra chứng chỉ các học viên của mình. Việc sử dụng Blockchain vào việc thu thuế cũng đang được bàn tán.Các hệ thống vận chuyển như USPS của Mỹ thông báo về những kế hoạch sử dụng Blockchain trong tương lai. Thậm chí những thành viên đại diện đại diện của quốc hội Mỹ đã được nhận chỉ thị thông qua công nghệ Blockchain.

    Key

    Khi hash (được giải thích ở phần đầu) là mật mã sử dụng để kiểm định các block, thì Key là những đoạn mã trong các "giao kèo". Key chia ra làm hai loại: public key mà ai cũng nhìn thấy và private key.

    Đối với người dùng Bitcoin private key chính là mật mã tài khoản Bitcoin, bất cứ ai có dòng mật mã này đều có thể sử dụng toàn bộ số Bitcoin có trong tài khoản đó. Và vì không có nút "quên mật khẩu" trong thế giới Bitcoin, nên nhiều người dùng thường tạo ra file back up để đảm bảo không mất quyền truy cập "ví ảo" của mình.

    Với Bitcoin, public key đơn giản là địa chỉ tài khoản mà người dùng khác có thể chuyển tiền vào một cách tự do. Dĩ nhiên public key chỉ có tác dụng nhập Bitcoin vào chứ không thể lấy ra và cùng với private key, hệ thống này không quá khác biệt với hệ thống tài khoản tín dụng.

    Ledger

    Chính là chức năng chính của Blockchain, Ledger hay "sổ ghi chép ảo" sử dụng công nghệ mã hóa và việc phân phối thông tin của chính mình lên hệ thống mạng lười "đào mỏ" trên thế giới để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các thông tin được lưu trữ.

     Quyển sổ ghi chép toàn năng sẽ chứa trong mình những bí mật của cả thời đại một thời đại mới.

    "Quyển sổ ghi chép toàn năng" sẽ chứa trong mình những bí mật của cả thời đại một thời đại mới.

    Khởi đầu, với Bitcoin, sổ ghi chép này được biết đến là nơi lưu lại mọi hoạt động giao kèo từng xảy ra trên thế giới. Nhưng hiện nay những công nghệ khác sử dụng Blockchain đã đưa thuật ngữ ledger này lên một tầm cao mới. Ví dụ điển hình là R3, một start-up gần đây đã tập hợp được hơn 40 hãng tài chính lớn như Barclays, Deutsche Bank và Goldman Sachs thành một liên minh công ty trải dài toàn thế giới.

    Điều nói góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một Internet of Finance hay sự mã hóa Internet của thế giới tài chính.

    Mining

    Công việc "đào mỏ" trong thế giới Bitcoin nhiều khi gian nan không kém việc tìm ra mỏ vàng ngoài đời thực. Thực tế dân đào Bitcoin được gọi như vậy là vì nguồn cung của Bitcoin được điều chỉnh theo mức độ khai thác vàng theo thời gian.

    Một trong những điều không được giải thích bởi nhân vật bí ẩn đứng đằng sau đồng tiền Bitcoin là số đồng tiền ảo sẽ được lưu hành trong hệ thống Bitcoin sẽ không bao giờ vượt qua con số 21 tỷ.

    Để đảm bảo điều này, cứ sau 1 chu kỳ 210.000 chiếc block được đào xong, số Bitcoin phần thưởng cho người đào sẽ giảm đi một nửa. Ban đầu số Bitcoin phần thưởng lên đến 50 Bitcoin thì hiện nay con số này chỉ là 25 Bitcoin. Theo ước tính của người sáng tạo ra Bitcoin, chu kỳ này sẽ lặp lại mỗi 4 năm một lần.

    Và vì tiền thưởng từ việc đào được một block mới là nguồn cung Bitcoin duy nhất cho cả hệ thống thị trường Bitcoin, số tiền ảo lưu hành sẽ được đảm bảo về số lượng theo thời gian.

     Các dụng cụ thô sơ như CPU và GPU không còn đủ để đào tiền Bitcoin.

    Các dụng cụ "thô sơ" như CPU và GPU không còn đủ để đào tiền Bitcoin.

    Tuy nhiên việc giảm phần thưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến cách thức đào ra Bitcoin. Cùng với việc xác suất gặp block mới là thấp nữa, các tay đào Bitcoin đã phải nâng cao dần cơ sở hạ tầng đào Bitcoin của mình dần lên mới mong có thể gặt hái được bất cứ lợi nhuận nào từ hệ thống Bitcoin.

    Nếu ngày xưa việc đào Bitcoin sử dụng CPU là điều thường thấy thì hiện nay thậm chí việc sử dụng những bộ card GPU lắp liền vào nhau cũng đã trở nên lỗi thời. Thực tế tiền vốn bỏ ra để hoạt động hệ thống máy tính dạng này sẽ cao hơn là giá trị mà một chiếc block sẽ đem đến cho người dùng.

    Vì vậy những thiết bị công nghệ mới được đưa vào hoạt động như card FPGA với hiệu suất giải mã hash tốt hơn GPU hay ASIC những bản mạch đặc chủng được thiết kế hoàn toàn nhằm với mục đích đào Bitcoin.

    Node

    Node là những hệ thống mạng lưới máy tính trên thế giới được người dùng tình nguyện quyên góp sức ngựa để duy trì toàn bộ hệ thống Blockchain của Bitcoin nói chung.

    Nhiều node trong số này chứa trong mình toàn bộ lịch sử Blockchain. Thông tin Blockchain trong các node nếu không bị can thiệp vào sẽ có cùng nội dung cho mọi block tương ứng. Mỗi khi một thao tác nào về block xảy ra, những node này sẽ tự động so sánh với nhau để phát hiện ra bất cứ sai sót nào của các block hay thứ tự của block.

    Mục đích của node là nhằm đảm bảo tính "dân chủ" của Bitcoin bằng việc phân phối thông tin của bản thân hệ thống tới tay những người tình nguyện hỗ trợ trên toàn thế giới. Ngoài ra, hệ thống node này cũng ngăn chặn việc một đồng tiền Bitcoin bị sử dụng đến 2 lần một lúc do sơ suất hệ thống.

    Open Source

    "Mã nguồn mở" có lẽ không còn là một thuật ngữ lạ lẫm với bất cứ ai. Ccách thức tạo Blockchain, tiền ảo và thậm chí là bộ mã cụ thể để vận hành một hệ thống Blockchain "ra trò" đều được chia sẻ trên mạng. Điều này đã giúp nhiều tổ chức hay liên minh các tổ chức ngân hàng như R3 tạo ra các loại Blockchain mới như Parallel Blockchain (hệ thống Blockchain có thể trao đổi nhiều hàng hóa và thực hiện nhiều giao kèo một lúc hơn) hay Pegged Sidechain (có khả năng trao đổi giữa các cơ sở lưu trữ khác nhau).

    Khía cạnh open source cũng được thể hiện ở những thí nghiệm của các tổ chức lớn khác như The Linux Foundation. Nhiều thành viên tổ chức như Cisco, IBM, Intel và các ngân hàng lớn như J.P Morgan Chase và Wells Fargo đang chung sức phát triển dự án Hyperledger Project.

    Hyperledger Project (hay Open Ledger Project trước đây) được công bố từ cuối năm 2015 và là nỗ lực kết hợp của nhiều công ty và tổ chức nhằm xây dựng một quy chuẩn phát triển Blockchain gồm đầy đủ các công cụ cần thiết và có thể được áp dụng trong mọi ngành nghề lĩnh vực một cách dễ dàng.

    Protocol Evolution

    Nếu bạn từng vào chỉnh địa chỉ DNS hay sử dụng các phương pháp "làm giả" địa chỉ IP, thì Internet Protocol là một thứ khá gần gũi, đặc biệt bạn biết IP chính là chữ viết tắt cho cụm từ này.

     IP không đơn thuần chỉ là một thuật ngữ bạn tình cơ bắt gặp khi muốn thay địa chỉ DNS.

    IP không đơn thuần chỉ là một thuật ngữ bạn tình cơ bắt gặp khi muốn thay địa chỉ DNS.

    Nhưng Internet Protocol hay các "luật lệ định dạng và lưu chuyển thông tin" bao gồm nhiều hơn thế này nhiều. Và cũng như HTTP, qua các năm Blockchain cũng sẽ thay đổi để hỗ trợ những tiện ích mới ở phạm vi quy mô lớn hơn.

    Theo nhiều chuyên gia sự ra đời của Blockchain không khác gì như "được chứng kiến một lần nữa sự ra đời của thế giới mạng Internet", tuy nhiên với người dùng bình thường, sự "tái sinh" lần này của Internet sẽ chỉ thể hiện rõ sau vài năm nữa.

    Quandary

    Dịch ra, Quandary đơn giản là một tình thế khó xử. Và đây chính là điều mà Blockchain gây ra cho thế giới nói chung.

    Ngay từ ngày đầu, Bitcoin và Blockchain được sinh ra trong sự thiếu minh bạch về pháp luật và được tạo ra bởi một người ẩn danh tự gọi mình là Satoshi Nakamoto. Đến nay Blockchain và Bitcoin dù là hai khái niệm khác nhau nhưng vẫn chưa thực sự tách ra được khỏi nhau trong mắt người dùng thông thường.

    Không những thế, do khả năng che dấu thân phận người dùng một cách gần như hoàn hảo, Blockchain và những dịch vụ sản sinh ra từ nó đã trở thành một công cụ đắc lực cho giới tội phạm. Ngoài việc Bitcoin trở thành thứ tiền tệ chủ chốt của nhiều hoạt động đen tối diễn ra trong thế giới Deep Web, gần đây những nhóm hack tội phạm đã sử dụng Blockchain để che dấu hành vi phạm tội của mình.

    Đơn của như CryptoLocker, số tiền đến 3 triệu USD đã bị nhóm tội phạm thu về sử dụng phần mềm ransomware để mã hóa tài liệu trên máy người dùng. Chỉ khi người dùng chấp hành theo hành động tống tiền của nhóm, người dùng mới được trao cho phần mềm giải mã cùng với chìa khóa tương ứng để hồi phục lại dữ liệu.

    Theo thời gian, cách lợi dụng Blockchain vào những hoạt động đen tối sẽ chỉ tinh vi và khó lường thêm mà thôi. Nhưng may mắn thay, những tổ chức "tốt" và có thế lực đồng thời cũng đang dần nổi lên, quyết và chiến đấu với những thế lực "hắc ám" này đến cùng. Họ tự xưng là Blockchain Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập bởi một số nhóm từng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền Bitcoin.

     Cuộc chiến để bảo vệ sự trong sáng của Blockchain xảy ra một cách âm thầm.

    Cuộc chiến để bảo vệ sự trong sáng của Blockchain xảy ra một cách âm thầm.

    Blockchain Alliance đặt mục tiêu trở thành một forum tập trung về mọi thứ liên quan đến việc ngăn chặn và ứng phó với các tệ nạn liên quan đến Blockchain. Những thành viên tham gia gồm CoinBase, MIT Media's Lab's Digital Currency Initiative và dĩ nhiên là bản thân tổ chức Blockchain.

    Revolution

    Blockchain cùng với những "hợp đồng thông minh", "đồng tiền ảo", "thị trường ảo" đang tạo ra những làn sóng lớn trong thế giới "thật" ngày nay.

    Cách mạng mà Blockchain đem lại thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và không chỉ giới hạn ở ngành tai chính tài chính.

    Với yếu tố linh hoạt đáng kinh ngạc, tiềm năng thật sự của Blockchain mới chỉ được khám phá ở một mức độ hạn hẹp nhất định. Một khi sự thiết thực của Blockchain đươc các chính quyền công nhận và Blockchain được tích hợp vào các công việc chính quy như ngành thu thuế, những dự án "kết nối vạn vật" hay bảo vệ bản quyển trí tuệ v.v.. Khi đó bức tranh tổng thể về Blockchain mới phần nào được trải ra.

    Những biểu hiện về tiềm năng của Blockchain đã trở thành đề tài nghiên cứu nóng hổi của nhiều nhà nghiên cứu thị trường, tài chính, khoa học công nghệ, triết lý và thậm chí là các nhà chính trị học trên thế giới.

    Một sự so sánh thú vị khác có thể đặt ra, khi trong bộ phim, giống như Blockchain, Ultron cũng được tạo ra với mục đích nâng cáo chất lượng sống của con người. Nhưng cuối cùng, do rơi vào tay người xấu, "Thời đại của Ultron" đã trở thành một trong những trang sách tối tăm của nhân loại.

    Suy cho cùng, không khác những bước tiến khoa học công nghệ khác trong quá khứ, việc Blockchain được sử dụng với mục đích tốt hay xấu đều nằm trong lòng bàn tay của con người mà thôi.

    (Còn tiếp)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ