Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá?

    Quang Vũ,  

    Nhiếp ảnh điện toán là gì? Và tại sao đây lại là một công nghệ không thể thiếu trên smartphone ngày nay?

    Trong năm 2020, là một người dùng smartphone, có lẽ chúng ta đã không còn quá xa lạ gì với thuật ngữ "Nhiếp ảnh điện toán", một trong những công nghệ vượt bậc biến camera trên smartphone trở nên vượt trội hơn, cho hiệu năng camera không chỉ cải thiện về mặt phần cứng, mà thuật toán xử lý hình ảnh cũng được nâng lên một tầm cao mới.

    Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích mà nhiếp ảnh điện toán mang lại trong quá trình sử dụng hàng ngày. Nhiếp ảnh điện toán là gì và tại sao nó lại được nhiều nhà sản xuất sử dụng tới vậy? Đặc biệt là với Bphone, BKAV đã nhấn mạnh rằng Nhiếp ảnh điện toán chính là một cuộc cách mạng của camera trên smartphone. Bài viết này có thể sẽ là câu trả lời mà bản thân nhiều người đang tìm kiếm khi nhắc về tính ứng dụng của Nhiếp ảnh điện toán trong cuộc sống hàng ngày.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 1.

    Nhiếp ảnh điện toán là gì?

    Câu trả lời đơn giản nhất có thể được hiểu như sau: Nhiếp ảnh điện toán là một công nghệ được phát triển nhằm đảm bảo và giúp camera trên smartphone có thể đạt được những hiệu quả mà máy ảnh thông thường đem lại, thậm chí còn tốt hơn trong nhiều trường hợp.

    Như chúng ta đã biết, lợi thế của smartphone tới từ tính đa dụng, nhỏ gọn và có thể mang đi mọi nơi một cách dễ dàng. Tuy nhiên đây lại cũng chính là điểm yếu của smartphone khi xét về yếu tố camera, bởi tính chất nhỏ gọn và mỏng nhẹ, một chiếc smartphone sẽ có rất ít không gian để dành cho camera (bao gồm cảm biến thu nhận hình ảnh và các ống kính). Và để tăng tính di động của smartphone, camera trên các thiết bị điện thoại được thiết kế với phần cứng nhỏ, tối ưu nhất có thể, và tất nhiên, chất lượng sẽ không thể nào có thể so sánh được với các thiết bị có hệ thống cảm biến và ống kính lớn hơn nhiều.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 2.

    Phần cứng được tối ưu để phù hợp với một chiếc smartphone nhỏ gọn, tới đây, để cải thiện chất lượng hình ảnh, các nhà sản xuất đã nghĩ ra các thuật toán xử lý ảnh sau khi được cảm biến thu nhận. Như vậy, camera sẽ cung cấp phần cứng còn các thuật toán xử lý hình ảnh sẽ là phần mềm để cả hai có thể hoạt động một cách hoàn hảo nhằm mang tới một hình ảnh tốt nhất có thể. Đây chính là cái nôi khai sinh ra khái niệm "Nhiếp ảnh điện toán".

    Sự phát triển của Nhiếp ảnh điện toán biến đây trở thành một trong những công cụ cực kỳ hiệu quả để cải thiện chất lượng hình ảnh. Nhiếp ảnh điện toán có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp như lấy nét, tracking chủ thể, tính toán khoảng cách,... Tuy nhiên tiềm năng thực sự của Nhiếp ảnh điện toán còn to lớn hơn thế, đặc biệt là khi sức mạnh của các bộ vi xử lý trên smartphone đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 3.

    Vì sao đây là công nghệ đột phá trong cuộc chạy đua camera phone?

    Nhiếp ảnh điện toán mở ra một hướng đi cho các nhà sản xuất có thể tận dụng và khai thác triệt để khả năng tính toán của các vi xử lý để thu được càng nhiều lượng ánh sáng đi vào cảm biến càng tốt, bởi chìa khóa của nhiếp ảnh chính là ánh sáng. Thử thách của các nhà sản xuất giờ đây sẽ là làm sao để mang tới khả năng tính toán, xử lý hình ảnh tốt ngang bằng hoặc hơn cả những chiếc máy ảnh chuyên dụng, trong khi cảm biến có thể nhỏ hơn tới 35 lần.

    Và Nhiếp ảnh điện toán chính là câu trả lời cho thử thách này!

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 4.

    Nhiếp ảnh điện toán đem lại những bức ảnh vượt qua khả năng thông thường của phần cứng camera trên smartphone. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của hệ thống phần cứng có sẵn (cảm biến, ống kính linh hoạt), thế nhưng nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng đã chứng minh rằng Nhiếp ảnh điện toán mới là yếu tố quan trọng hàng đầu và chính là yếu tố quyết định tới chất lượng hình ảnh.

    Trong khi cuộc chạy đua về phần cứng camera phone vẫn còn chưa kết thúc, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển hướng sang chạy đua cả về mặt phần mềm, về thuật toán xử lý ảnh nói riêng và Nhiếp ảnh điện toán nói chung nhằm nâng cao chất lượng camera. Và BKAV là một trong những nhà sản xuất tiên phong ấy.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 5.

    Bphone B86 - Nhiếp ảnh điện toán đã làm được những gì?

    Với các bộ vi xử lý di động hiện đại, đặc biệt là con chip Snapdragon 675 trên Bphone B86 có tích hợp khả năng xử lý AI, cho hiệu năng cải thiện lên tới 2.5 lần so với thế hệ Bphone 3 Pro tiền nhiệm, các mẫu Bphone mới sẽ có thể đem tới một chất lượng hình ảnh vượt trội hơn. Có thể khẳng định Nhiếp ảnh điện toán đã "mở khóa" được những tính năng cực kỳ tuyệt vời trên Bphone B86 mà trước đây chưa từng có chiếc smartphone nào có thể làm được: sCorrection, sMacro, sNight hay chế độ bắt trọn khoảnh khắc mà chỉ có trên Bphone mới.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 6.

    Với sCorrection, đây là một công nghệ mới do BKAV phát triển nhằm mục đích mang tới các hình ảnh có màu sắc trung thực. Như chúng ta đã biết, các hãng sản xuất điện thoại cao cấp khác thường sử dụng AI để xử lý, tái tạo thông tin hình ảnh dựa vào ảnh đã chụp để cải thiện chất lượng ảnh. Tuy nhiên với Bphone, BKAV đã tận dụng công nghệ điện toán, can thiệp ngay từ dữ liệu ánh sáng thô trước khi tái tạo hình ảnh, bảo toàn tối đa độ trung thực của màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh, độ mềm mịn của chi tiết, giảm thiểu tối đa nhiễu hạt, tiệm cận độ chính xác nhất, trước khi tiếp tục xử lý bằng thuật toán AI.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 7.

    Bên cạnh sCorrection, BKAV còn tích hợp nhiều tính năng chụp ảnh độc quyền, trong số đó có thể kể tới như chế độ chụp cận cảnh sMacro hay chụp đóng băng khoảnh khắc, tất cả đều tận dụng triệt để sức mạnh của điện toán để xử lý hình ảnh trong các tình huống chụp thường gây khó dễ đối với camera của smartphone.

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 8.

    Chế độ chụp Khoảnh khắc phát huy tối đa sức mạnh của Nhiếp ảnh điện toán khi có thể bắt được từng chuyển động tức thì mà mắt người khó có thể nhìn thấy

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 9.

    Hay chế độ chụp cận cảnh sMacro: Bphone chụp nhiều tấm ảnh với khu vực lấy nét khác nhau rồi ghép lại để cho một bức ảnh nét ở gần như mọi chi tiết của chủ thể

    Giải ngố về công nghệ Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4: Vì sao được gọi là đột phá? - Ảnh 10.

    Chế độ chụp ban đêm sNight: AI Camera có nhiệm vụ tái tạo lại các chi tiết không ghi nhận được của cảm biến camera khi chụp. Bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh rõ nét ngay cả khi rất tối, mắt người không nhìn rõ.

    Chính nhờ Nhiếp ảnh điện toán mà dòng sản phẩm Bphone mới đã và đang là minh chứng cho một "trải nghiệm không giới hạn". Sử dụng sức mạnh của nhiếp ảnh điện toán, BKAV đã có thể đưa trải nghiệm của người dùng vượt xa được những giới hạn về phần cứng. Đây sẽ những gì mà chúng ta có thể thấy được trong tương lai của camera smartphone, và Bphone là một trong những kẻ tiên phong trong việc tận dụng sức mạnh điện toán, mang tới một trải nghiệm bên ngoài giới hạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ