Giải ngố về công nghệ quét vân tay bằng sóng siêu âm - vũ khí chủ lực trên Mi 5s và có thể là cả iPhone 8

    Dink,  

    Chi tiết và bảo mật hơn bất cứ hệ thống quét vân tay nào có mặt hiện nay.

    Công nghệ quét vân tay thì các bạn không còn lạ lẫm gì nữa. Tuy nhiên, bản thân công nghệ ấy còn nhiều “công nghệ con” khác nằm trong đó: quét quang học, quét điện dung và trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về cách hoạt động của một loại nữa, đó là quét siêu âm.

    Đi kèm với thế hệ Qualcomm và cũng đúng như tên gọi của nó, công nghệ này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra một hình ảnh vân tay của người sử dụng một cách chi tiết. Không cần bạn phải “quẹt”, chỉ việc chạm vào và sóng siêu âm sẽ làm phần việc của nó.

    Để có thể nhận dạng được từng chi tiết trên vân tay của bạn, công nghệ này tích hợp cả một hệ thống phát và nhận. Một sóng siêu âm sẽ được bắn vào đầu ngón tay của bạn, một vài sóng được đầu ngón tay hấp thu, phần còn lại dội ngược lại và được hệ thống tiếp nhận. Những phần nào dội ngược lại sẽ phụ thuộc vào những đường vân tay hay các đặc điểm khác của đầu ngón tay bạn.

    Gọi là “âm”, nhưng không có microphone siêu nhỏ nào gắn trong hệ thống để nghe những tín hiệu dội ngược lại. Thay vào đó là một bộ cảm biến có thể phát hiện được những lực dội ngược về, tính toán nó để tạo ra một hình dáng vân tay chính xác nhất.

    Nếu bạn càng giữ tay lâu để thời gian quét càng lâu, những thông tin sâu hơn sẽ được ghi lại và bạn sẽ có một dấu vân tay 3D cực kì chi tiết, nhờ hệ thống sóng siêu âm cực kì chính xác.

    Công nghệ này được cho là khác biệt cũng như tiên tiến nhất trong tất cả những hệ thống quét vân tay hiện tại, những hệ thống chỉ có thể sản sinh ra hình ảnh 2D của vân tay được quét. Hình ảnh 3D được tạo ra khó khăn hơn, khó bị làm giả hơn vân tay 2D, chắc chắn đây sẽ là phương pháp bảo mật an toàn hơn.

    Một trong những điểm lợi khác của công nghệ quét vân tay bằng sóng siêu âm là nó vẫn có thể hoạt động qua một lớp vật liệu mỏng, ví dụ như một lớp bảo vệ điện thoại bằng nhựa, nhôm hay kính. Vì thế, hệ thống quét vân tay này sẽ có thể được bảo vệ dưới một lớp nữa, ngăn không cho nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hay hay mồ hôi từ tay chúng ta ngăn vân tay được quét.

    Vẫn cần thêm những việc phải làm để xử lý dữ liệu vân tay cũng như đảm bảo an toàn cho nó. Công nghệ Sense ID của Qualcomm được xây dựng dựa trên Mạch Kết hợp Sinh trắc, chúng liên lạc với phần cứng cảm nhận và lưu trữ những thuật toán cần thiết để phân tích dữ liệu. Sau đó, chúng sẽ liên lạc với lõi Snapdragon, “hướng dẫn" các phần mềm trong điện thoại sử dụng thông tin vân tay thu thập được.

    Hệ thống Bảo mật MSM nằm trong bộ xử lý Snapdragon cung cấp một môi trường riêng biệt và nhờ đó, nó cũng có thêm một lớp bảo vệ riêng biệt nữa, tách riêng với những hoạt động khác của hệ thống. Nhờ thế, những thông tin bảo mật của người dùng được cất riêng vào một chỗ, tránh trường hợp bị đánh cắp.

    Sense ID của Qualcomm cũng hỗ trợ giao thức Nhận dạng nhanh Trực tuyến FIDO, nhờ đó nó bạn không cần tới mật khẩu hay vân tay, tránh để những thông tin bảo mật ấy phải gửi lên kho thông tin hay lên một mạng lưới đã bị thâm nhập nào đó.

    Chắc chẳn là công nghệ quét vân tay bằng sóng siêu âm có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn những công nghệ quét vân tay hiện tại, và có lẽ ta sẽ được nhìn thấy công nghệ này nhiều hơn trong tương lai. Gần nhất ta có điện thoại Xiaomi mới có công nghệ này, ai mà biết được sẽ còn những ông lớn nào sử dụng sóng siêu âm để quét vân tay?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ