Giám đốc Khoa học tại Google: "Trong dài hạn, AI có thể mang đến thay đổi cho cả nhân loại"
Bên cạnh đó, ông cũng đặt niềm tin vào sự phát triển của lĩnh vực AI tại Việt Nam khi tập trung giải quyết các vấn đề mang tính thời sự như y tế, giáo dục..v..v..
- iPhone "3 mắt" đầu tiên của Apple bất ngờ được săn lùng: Chụp ảnh siêu đẹp, không kém S23 Ultra
- Trung Quốc 'bơm' tiền trợ cấp cho ngành công nghiệp chip
- 8 "nguyên tắc vàng" khi sạc điện thoại, đảm bảo pin bền dùng mãi không hỏng
- Bất kể ngày hay đêm, cứ cách nửa tiếng Elon Musk lại đăng một bài trên mạng xã hội
- Choáng với tin VinFast VF 3 mang biển số có giá bằng 2 lần giá xe
Xuất hiện tại Hội nghị GenAI Summit 2024 vừa được diễn ra ngày 18/8 ở TP HCM, ông Jeff Dean, Giám đốc Khoa học của Google và nhà đồng sáng lập Google Brain, Google Translate, Gemini đã có những chia sẻ cùng góc nhìn sâu sắc về tiềm năng của AI trong tương lai thông qua sự phát triển vượt bậc và những ứng dụng của AI ở thời điểm hiện tại.
"Tôi nghĩ mức độ đầu tư hiện nay dành cho AI không phải bởi những khả năng mà nó làm được ở hiện tại mà là đánh giá về tiềm năng trong 5, 10 năm tiếp theo. Hiện tại chúng ta mới chỉ nhận thấy lợi ích rõ ràng của AI trong việc nâng cao năng suất lao động, nhưng trong dài hạn AI có thể sẽ mang đến thay đổi cho cả nhân loại" - ông chi biết.
Ông Jeff Dean cũng nhấn mạnh rằng việc tập trung vào các vấn đề thực tế như y tế, giáo dục sẽ giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của AI. Và tại Việt Nam, với những vấn đề xã hội đa dạng thách thức sẽ là một thị trường thử nghiệm lý tưởng cho các ứng dụng AI.
Đồng quan điểm với Jeff Dean, anh Lê Viết Quốc, nhà đồng sáng lập Google Brain, cho rằng: "AI hay GenAI đều được thổi phồng quá mức vì những gì nó có thể làm được trong ngắn hạn nhưng chưa được coi trọng dài hạn đúng mức. Nguyên nhân là cách thức chúng ta nhìn tương lai khá tuyến tính, trong khi thực tế nó đi theo cấp số mũ". Cùng với đó, anh đưa ra nhận định: "10 năm sau có thể chúng ta xem phim, đọc sách được làm từ GenAI. 5, 10 năm tiếp theo, có thể chúng ta dùng mô hình hiện tại hoặc mới hơn để xây dựng ứng dụng. Điều chúng ta cần tập trung là việc các ứng dụng này làm gì, mang đến lợi ích thế nào".
Bên cạnh đó, cả hai chuyên gia đều nhấn mạnh đến khả năng tự học và tự lập luận của AI sẽ còn được nâng cao hơn nữa trong tương lai gần. Tiến sĩ Lê Viết Quốc cho biết, AI đã bắt đầu có khả năng giải quyết các bài toán phức tạp mà con người chưa tìm ra lời giải. Anh cho biết: "Với tiêu chuẩn của tôi, thì AI có thể được xem là đã lập luận được thông qua việc AI có thể giải toán Olympic quốc tế và đạt huy chương bạc sẽ chứng minh điều đó".
"Nếu nhìn vào sâu hơn về mảng toán học, có nhiều câu hỏi tôi không trả lời được nhưng AI lại có thể giải được, trong khi cả tôi lẫn các cộng sự đều không tìm thấy các dữ liệu hay hướng dẫn giải thuật đầu vào. Dù nó không quá xuất sắc, với 10 bước, nhưng chưa có thứ nào như vậy trước đây nên ở hiện tại tôi nghĩ cũng có thể coi đó là lập luận. Chúng tôi tin vào bằng cách mở rộng quy mô hơn nữa thì thì tương lai sẽ còn rất rộng mở" - anh Quốc chia sẻ. Điều này cho thấy, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn có thể trở thành một đối tác sáng tạo trong tương lai.
Ở một chiều hướng khác, tiến sĩ Thắng Lương, nhà nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind, cho rằng các mô hình ngôn ngữ hiện tại không chính xác là có thể lập luận tuy nhiên AI sẽ ngày càng có dự báo tốt hơn, với việc cải thiện dữ liệu hoặc có sự giải thích chi tiết của con người. Ông cho rằng việc thiếu đi dữ liệu để kiểm chứng sẽ ép GenAI tự suy luận dựa trên logic và các phép thử phân tích đúng sai. Điều này lặp đi lặp lại đến khi đưa ra được đáp án đúng nhưng cũng sẽ phát sinh nhiều bước và dễ dẫn tới ảo giác AI.
"Nếu siêu trí tuệ lập luận quá nhiều sẽ sinh ra nhiều bước, từ đó dễ dẫn đến ảo giác. Khi không có sẵn dữ liệu, AI sẽ đi đường vòng. Trong việc AI giải toán, rất khó xác định đâu là ảo giác, đâu là lập luận của AI, nhất là với các bài toán kinh điển, chưa có lời giải của thế giới", ông Thắng nói.
Và để giải quyết cho vấn đề này, ông Jeff Dean cho rằng với mô hình ngôn ngữ hiện tại theo dạng "dự đoán các dấu hiệu tiếp theo" thì việc các nhà phát triển đưa dữ liệu đầu vào một cách tổng hợp chính là nguyên nhân tạo nên ảo giác AI. "Nếu mô hình hiểu rõ bối cảnh của từ ngữ, chúng có thể dự đoán từ tiếp theo chính xác hơn. Nói cách khác, thông tin được đưa vào và giải mã phải được đặt trong một bối cảnh cụ thể thay vì trộn tất cả" - Ông cho biết. Việc này không thể giảm hiện tượng ảo giác AI về không, nhưng sẽ hiệu quả đáng kể.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng xuất hiện nhiều sản phẩm ứng dụng AI hiện đang mang tới những tác động tích cực trong việc hỗ trợ và phát triển nhiều cách thức phục vụ còn người. Có thể kể đến như VinBrain với nền tảng DrAid™ giúp hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh y tế bằng AI. Ông Trương Quốc Hùng - CEO VinBrain cho biết sản phẩm này tiên phong ứng dụng GenAI vào DrAid™, có khả năng xử lý và phân tích hàng triệu hình ảnh y tế một cách nhanh chóng và chính xác tới 95%. Giải pháp này hỗ trợ cho các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, bao gồm ảnh X-Quang, ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT), ảnh cộng hưởng từ (MRI)…
Theo chia sẻ với DrAid™, bác sĩ không cần làm 100% công việc, mà chỉ cần tập trung vào 20% hình ảnh bất thường đã được DrAid™ sàng lọc. Như vậy, hiệu quả làm việc của bác sĩ có thể tăng lên đến 80%.
Bên cạnh đó, ứng dụng AI trong việc dự đoán các kết cấu protein của quỹ Rethink Healthcare Foundation(RHF) cũng mở ra cơ hội lớn cho một giải pháp thay đổi mạnh mẽ trong ngành dược phẩm, y tế. Nhờ vào dự đoán cách Ligand kết nối với Protein thông qua AI mà kết quả có được sẽ nhanh hơn, tăng cường tính chuẩn xác, giúp tối ưu hóa quy trình, hỗ trợ các loại thuốc mới được tìm ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng AI và diễn giải các thuật ngữ chuyên môn y tế cũng là cách để người dùng có thể dựa vào các dữ liệu khám mà nắm bắt sơ bộ sức khỏe bản thân.
Bà Vũ Vân - CEO và Co-founder ứng dụng Elsa Speak cũng đã có nhiều chia sẻ và góc nhìn mới mẻ trong việc GenAI mang đến những thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục. Bắt đầu từ thắc mắc về việc AI tạo sinh khiến cho người học trở nên thụ động và dựa dẫm vào AI sẽ làm giảm chất lượng giáo dục, bà Vũ Vân chia sẻ: " Trên thực tế, AI đang có những tác động lớn và thay đổi tích cực trong giáo dục, khi không chỉ hỗ trợ sinh viên học tập, thúc đẩy tư duy sáng tạo mà còn khiến cho các nhà giáo dục cần phải nâng cấp phương pháp dạy học, đánh giá cũng như cách tiếp cận giáo dục theo hướng bao trùm, đa dạng hơn".
Lấy ví dụ về sản phẩm ứng dụng học tiếng anh của Elsa đã tích hợp AI trong việc đánh giá bước đầu dữ liệu để từ đó đưa ra lộ trình học dựa trên trình độ, mong muốn cũng như nhu cầu học viên. Từ đây giúp tái định hình bối cảnh học tập trở nên cá nhân hoá, mang đến môi trường học tập linh hoạt và thúc đẩy việc học có kết quả tốt hơn. Nhờ đó, AI giúp giải quyết các vấn đề về đảm bảo tính chất học tập công bằng và bao trùm đến tất cả mọi người, để giáo viên có thể tập trung thời gian vào những công việc mang tính chuyên môn cao như soạn giáo án, xây dựng đề cương giảng dạy.
Đối với giáo dục doanh nghiệp, AI cũng thúc đẩy việc tăng cường khả năng đào tạo ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập. Nhờ khả năng tổng hợp, thu thập đồng thời phân tích và xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn mang tính chuyên môn cao hơn, dự vào dữ liệu mục tiêu, thông tin của doanh nghiệp cụ thể. Từ đó tối thiểu hóa ảo giác AI đồng thời cải thiện về khả năng phục vụ người học tốt hơn. Nhờ đó các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi lớn".
Có thể thấy, GenAI Summit 2024 đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới và những thành tựu nghiên cứu ấn tượng của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta có thể lạc quan về tương lai của ngành AI tại Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của AI, cũng cần phải tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Màn so găng quyết liệt giữa hai gã khổng lồ di động tại Better Choice Awards 2024
Với tất cả những thế mạnh mà cả hai sản phẩm đang sở hữu, cuộc đua tranh giành danh hiệu danh hiệu “Sản phẩm công nghệ kiến tạo xu hướng” được dự đoán là sẽ diễn ra vô cùng căng thẳng.
Intel 'thua đau' trước AMD, vụt mất thương vụ PS6 trị giá 30 tỷ USD về tay đối thủ vì ham 'lãi đậm'?