Và các nhà thiên văn học có thể kiện Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) vì đã bật đèn xanh cho dự án Starlink của SpaceX.
Một cơ quan liên bang có lẽ đã vi phạm luật liên bang khi cấp phép cho SpaceX phóng hàng ngàn vệ tinh lên quỹ đạo. Và phát hiện này có thể tạo cơ hội cho các nhà thiên văn học bất mãn khởi kiện cơ quan này.
Cụ thể, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã chấp thuận đề nghị của SpaceX nhằm phóng lên quỹ đạo hàng ngàn vệ tinh hồi tháng 3/2018 trong khuôn khổ kế hoạch phủ sóng internet vệ tinh tốc độ cao trên toàn địa cầu của công ty chuyên sản xuất tên lửa Mỹ.
SpaceX hiện đã phóng được 180 tên lửa trong số đó, và có dự định phóng tiếp nhiều đợt nữa, mỗi đợt cách nhau 2 tuần, trong suốt năm 2020 - tức đến cuối năm nay, tổng số tên lửa được phóng sẽ đạt đến con số 1.400. Công ty hi vọng sẽ hoàn thành toàn bộ dự án Starlink vào năm 2027. Đến thời điểm đó, mạng lưới của họ có thể sẽ bao gồm đến 42.000 vệ tinh - gấp gần 20 lần con số vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo hiện nay.
Nhưng theo Ramon Ryan, một sinh viên luật năm 2 tại Đại học Vanderbilt, FCC có thể đã vi phạm một điều luật môi trường của liên bang khi cấp phép cho dự án của SpaceX. Hai chuyên gia pháp lý đồng ý với nhận định này, trong khi FCC - tất nhiên - phủ nhận.
Được biết, những tài liệu về vấn đề này do Ryan soạn thảo sẽ được xuất bản vào cuối năm nay trên tạp chí Luật Giải trí và Công nghệ Vanderbilt. Anh đã chia sẻ tải liệu với một vài tờ báo khác, trong đó có tờ Business Insider.
"FCC đã tự mở ra khả năng bị kiện" - Ryan nói.
FCC chấp thuận cho SpaceX phóng vệ tinh mà không đánh giá tác động môi trường
Một nhà thiên văn học ở Hà Lan chụp được cảnh vệ tinh Starlink sau khi được phóng lên
Ryan cho biết anh bắt đầu nghiên cứu các chi tiết về giấy phép chấp thuận dự án Starlink của FCC sau khi đọc được những bản tin rằng các vụ phóng vệ tinh Starlink đã gây khó khăn cho việc quan sát bằng kính viễn vọng của các nhà thiên văn học.
"Nếu có rất rất nhiều vật thể sáng di chuyển trên bầu trời, công việc của chúng tôi sẽ trở nên cực kỳ phức tạp" - nhà thiên văn học James Lowenthal nói. "Nó có tiềm năng đe dọa đến ngành khoa học thiên văn".
Ryan muốn tìm hiểu xem liệu các nhà thiên văn học có thể theo đuổi bất kỳ hành động pháp lý nào nhằm vào FCC hay không.
Trong tài liệu của mình, Ryan có nhắc đến Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA), được đưa vào luật vào năm 1970. Đạo luật này yêu cầu các cơ quan liên bang phải nghiên cứu những tác động môi trường của các hoạt động mà họ tiến hành trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
Nhưng một số cơ quan được cấp phép "miễn trừ" đối với một số hoạt động và công việc cơ bản nhất định vốn không ảnh hưởng đến môi trường - những hoạt động như xử lý lương bổng, thu thập dữ liệu, hay cài đặt các hệ thống bảo mật tại văn phòng.
Trong trường hợp của FCC, quyền "miễn trừ" được áp dụng với hầu hết các công việc của cơ quan này, bao gồm cả các hoạt động của bên thứ ba mà họ đã chấp thuận.
"Có các cơ quan khác sử dụng quyền miễn trừ, nhưng tôi không nghĩ có cơ quan nào có quyền miễn trừ rộng như cơ quan này" - Kevin Bell, nhân viên tư vấn tại Public Employees for Environmental Responsibility, nói.
FCC chỉ phải tiến hành đánh giá môi trường theo đạo luật NEPA đối với các dự án tạo ra "ánh sáng cường độ cao", khiến con người tiếp xúc với mức phóng xạ tần số vô tuyến không an toàn, hay có các công trình xây dựng trên đất được bảo vệ.
"Nó là một chính sách được vạch ra cho một thời đại khác, trước khi diễn ra công cuộc khai phá không gian quy mô lớn" - Bell nói thêm.
Đợt phóng đầu tiên gồm 60 vệ tính internet tốc độ cao Starlink, mỗi cái nặng 500 pounds, găn trên tên lửa Falcon 9
Trong đơn gửi FCC, SpaceX trả lời là "Không" đối với câu hỏi liệu dự án sẽ "có tác động đáng kể lên môi trường hay không". Có nghĩa là chưa có ai tiến hành một cuộc đánh giá NEPA về những tác động của các vệ tinh Starlink lên môi trường cả.
FCC có vi phạm NEPA hay không?
Ryan nói rằng nếu không tiến hành nghiên cứu, FCC không thể xác nhận các dự án như Starlink có gây tác động đáng kể lên môi trường hay không. Có nghĩa là họ có thể vi phạm NEPA khi áp dụng quyền miễn trừ lên các dự án này.
"Tôi nghĩ người ta có thể đưa ra những lý lẽ dựa trên NEPA. Vẻ đẹp của bầu trời đêm, và đối với các nhà thiên văn học, là khả năng tiến hành các nghiên cứu khoa học bằng cách quan sát bầu trời đêm, là hai tác động được quy định trong điều luật. Nên có thể có một vụ kiện xảy ra" - Bell nói.
Minh họa cụm vệ tinh internet Starlink của SpaceX trên quỹ đạo quanh Trái Đất
Trong nhiều vụ kiện trong quá khứ, tòa án đã phán quyết bất lợi cho các cơ quan chính phủ áp dụng quyền miễn trừ cho các hoạt động mà họ chưa phân tích hậu quả đối với môi trường.
"Đó là mục tiêu cuối cùng của vụ kiện tụng lần này, chấm dứt quyền miễn trừ trên phạm vi rộng của FCC và buộc họ phải xem xét nó trong từng trường hợp cụ thể" - Ryan nói.
Nếu ai đó muốn nộp đơn kiện FCC liên quan vấn đề này, thẩm phán có thể tạm ngưng các vụ phóng Starlink trong tương lai.
Nhưng FCC không cho rằng lý lẽ của Ryan sẽ khiến mọi việc thay đổi.
"Chúng tôi phản đối giả thuyết này" - một phát ngôn viên của FCC nói. Người này còn nói thêm rằng cơ quan đã biết "những quan ngại nổi lên xoay quanh hệ quả của các vệ tinh trong hệ thống Starlink đối với việc quan sát của các nhà thiên văn học", nhưng họ nói rằng "vấn đề này chưa được thảo luận tại các cuộc họp sau này của FCC".
Những cụm vệ tinh siêu lớn siêu sáng có thể che mờ các ngôi sao
Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của các nhà thiên văn học đối với Starlink là cụm vệ tinh siêu lớn siêu sáng này có thể hoàn toàn che mờ các ngôi sao, khiến các nhà nghiên cứu không thể quan sát vũ trụ từ Trái Đất.
"Siêu kiến trúc mới sắp lên sóng có khả năng sáng hơn 99% mọi thứ khác trên quỹ đạo Trái Đất, và đó là lúc nổi lên các quan ngại" - Patrick Seitzer, một nhà thiên văn học tại Đại học Michigan nói.
SpaceX đã cam kết sẽ tìm cách giảm tác động của các vệ tinh Starlink lên ngành thiên văn học. Trong đợt phóng vệ tinh vào ngày 6/1 vừa qua, công ty có một vệ tinh thử nghiệm sơn mà đen để làm cho nó ít bị phản chiếu hơn và ít sáng hơn trên bầu trời đêm.
Các công ty khác, bao gồm OneWeb, Amazon, và Telesat, cũng có những kế hoạch tương tự nhằm phóng những cụm gồm hàng trăm vệ tinh. Một số công ty, như OneWeb, đã "cầu hòa" với các nhà thiên văn học khi cho biết muốn đảm bảo các vệ tinh không quá sáng. Trong khi đó, Telesat nói rằng họ sẽ phóng các vệ tinh lên quỹ đạo đủ cao để khiến chúng tỏa ra ánh sáng yếu hơn trên bầu trời.
Ryan cho rằng bởi FCC chưa nghiên cứu những tác động lên môi trường của các cụm vệ tinh, họ sẽ rất khó có thể bảo vệ cho khẳng định của mình rằng chúng không có hệ quả đáng kể nào tại tòa.
"Nếu công việc của các nhà thiên văn học bị ảnh hưởng, nếu nó ngăn họ thực hiện công việc của mình, thì ít nhất họ sẽ đứng lên để đưa nó ra tòa liên bang" - Sarah Bordelon, một luật sư môi trường tại công ty Holland & Hart, cho biết.
Ryan cũng nghĩ rằng có một lý lẽ có thể đưa ra để khẳng định dự án Starlink có gây ra thiệt hại cho môi trường xét về khía cạnh cảnh quan - thứ mà NEPA đặc biệt bảo vệ.
"Công chúng có quyền nhìn lên trời và không phải chứng kiến 6.000 vệ tinh đang lập lòe" - anh nói.
Mỗi đe dọa liên quan nhiên liệu thủy ngân
Một tên lửa Atlas V của ULA mang theo vệ tinh cho Hải quân Mỹ tạo ra vệt sáng khi cất cánh vào ngày 20/1/2015
Rryan còn đề cập đến một vấn đề môi trường khác, dù mọi người vẫn chưa nhận ra: nhiên liệu thủy ngân.
Theo anh, khi ngành công nghiệp vệ tinh bùng nổ, các công ty phải xem xét sử dụng loại nhiên liệu này bởi nó rẻ, hiệu quả, và có hiệu năng tốt hơn các loại khác (như xenon hay krypton). Nhưng thủy ngân là một chất độc thần kinh có thể gây hại cho hệ thống thần kinh con người, thận, phổi, và hệ miễn dịch, cũng như tiêu diệt hoặc gây hại cho đời sống hoang dã. Ví dụ, một startup lên Apollo Fusion đang thiết kế các hệ thống đẩy vệ tinh sử dụng thủy ngân làm nhiên liệu vào tháng 11/2018.
NASA đã thử nghiệm sử dụng thủy nghân làm nhiên liệu tên lửa vào thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, nhưng ngừng lại vì những mối quan ngại lên môi trường và nguy cơ phơi nhiễm cho các kỹ thuật viên dưới mặt đất.
Tuy nhiên, NASA không được cấp quyền miễn trừ từ NEPA.
Sau khi Bell biết về kế hoạch của Apollo Fusion, ông đã đại diện Public Employees for Environmental Responsibility gửi đơn phàn nàn lên FCC, với lý lẽ rằng các vệ tinh dùng nhiên liệu thủy ngân có thể dễ dàng vượt qua quy trình đánh giá của FCC.
Trong đơn phàn nàn, ông tính toán rằng một cụm vệ tinh chạy hoàn toàn bằng nhân liệu thủy ngân có thể thải ra 200 tấn vật chất độc hại vào khí quyền.
"Những thứ này có thể được phóng lên mà không ai nhận ra hậu quả cả" - Ryan nói. "Đây có lẽ là lý do chính đáng hơn để tòa án can thiệp".
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín