Với những sản phẩm thay đổi thay đổi thế giới như smartphone, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và những lãnh đạo có vẻ như luôn nhìn thấy trước tương lai của nhân loại, việc đôi khi các công ty công nghệ lớn cũng chẳng rõ tương lai của chính mình sẽ đi về đâu nghe thật khó chấp nhận. Nhưng đây cũng là điều đang xảy ra với Apple và Yahoo.
Apple vẫn đang vật lộn với các vấn đề pháp lý xoay quanh việc liệu công ty có nên giúp các nhà chức trách phá khóa chiếc iPhone thuộc về một tên khủng bố hay không. Hãng này cũng đã có những tranh luận gay gắt với phía chính phủ về quyền hạn và các điều khoản về bảo mật thông tin cá nhân của mình với khách hàng.
Trích lời Katie Benner, Apple đã lên lịch cho một phiên hầu tòa tại Riverside, Calif trước trước một bồi thẩm đoàn cứng rắn và không hề có vẻ sẽ nhượng bộ. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai vừa qua, sở Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã được trao quyền hoãn phiên tòa này và thông báo họ sẽ có phương án khác khai thác chiếc điện thoại này.
CEO Tim Cook trong buổi ra mắt iPhone 6. Theo đại diện từ Apple, các phương pháp chính quyền liên bang đang thực hiện là đi ngược lại Hiến pháp nước này.
Một điều dễ hiểu là nếu vụ việc này còn tiếp diễn, nó sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều bổ sung sửa đổi về pháp lý trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ mới. Tại những phiên tòa sau, dàn luật sư của đôi bên sẽ đưa ra những tranh cãi về quyền hạn của các tập đoàn cũng như chính quyền liên bang trong vụ việc.
Nếu thua vụ kiện này, Apple sẽ không chỉ gặp khó với việc bán các sản phẩm sau này mà ngay cả việc giữ chân nhân tài cũng sẽ là một thách thức. Nhiều kỹ sư giỏi rất có thể sẽ rời bỏ công ty để không phải phá đi những lớp bảo mật do chính họ tạo ra. Tuy nhiên, ngay cả với một tương lai khó định như vậy, Apple có vẻ như vẫn sẽ là công ty hàng đầu trong giới công nghệ toàn cầu.
Cũng trong tình cảnh tương tự, thậm chí nhiều phần bi đát hơn, Yahoo đang gặp khó khăn với rất nhiều mảng kinh doanh của mình. Từng là ngôi sao trong làng công nghệ thế hệ đầu, những năm gần đây hãng này đã phải vật lộn tìm lại cho mình một chỗ đứng và ánh hào quang năm nào. Dường như tất cả mọi người đều kỳ vọng Yahoo sẽ có bước ngoặt lớn khi Marissa Mayer (từng là thành viên ban điều hành của Google) lên nắm quyền, tuy nhiên hiện nay giá cổ phiếu của hãng thậm chí còn tụt 30% so với đỉnh điểm năm 2014. Cách điều hành có phần cứng nhắc của nữ CEO này cũng từng là đề tài được bàn tán rất nhiều thời điểm cuối năm ngoái.
Mayer đã có một năm đầy phiêu lưu với Yahoo với các hoạt động bán ra hàng tỷ USD tài sản của tập đoàn. Theo một số nguồn tin, các thương vụ này còn liên đới tới một quỹ đầu tư bảo hộ với tham vọng thay đổi nhân sự ban điều hành của Yahoo.
Dường như để tăng thêm phần rối ren, Mayer cũng sẽ phải thương lượng với SoftBank, một công ty công nghệ lớn của Nhật về tình hình hoạt động của Yahoo tại nước này cũng như các vấn đề liên quan đến lợi ích đôi bên.
Các công ty công nghệ lớn có thể khởi đầu từ một gara ô tô, nhưng tương lai đi về đâu thực sự vẫn là một dấu hỏi lớn.
Tham khảo The New York Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?