Giới hạn doanh thu của Apple là bao nhiêu?

    Phong Vũ, Theo ICTNews 

    Sự ra mắt thành công của iPhone 12 đã giúp Apple cán mốc doanh thu kỷ lục mới, tuy nhiên, đó không phải tất cả những gì mà “nhà Táo” sở hữu.

    Báo cáo kết quả kinh doanh được công bố vào ngày 28/1 cho thấy, Apple đã đạt doanh thu 111,44 tỷ USD trong quý tài chính đầu tiên của năm 2021, vượt mức dự kiến 103,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kỷ lục Apple từng đạt được.

    Với giá trị thị trường gần 2,4 nghìn tỷ USD, hiệu suất của Apple vẫn được mô tả là mạnh mẽ và không có dấu hiệu suy giảm. Mặc dù quyết định loại bỏ bộ sạc đi kèm iPhone từng bị chỉ trích nhưng chiến lược bảo vệ môi trường giúp “nhà Táo” cứu được thể diện của mình.

     Giới hạn doanh thu của Apple là bao nhiêu? - Ảnh 1.
    iPhone vẫn là nguồn thu chủ đạo

    Trước khi báo cáo kết quả kinh doanh được công bố, doanh thu dự kiến từ iPhone là 59,8 tỷ USD và con số cuối cùng lên tới 65,6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chiếm khoảng 59% tổng doanh thu của Apple trong quý. Khả năng ổn định thị trường cơ bản của iPhone là lý do quan trọng khiến doanh thu quý 1 của Apple vượt quá 100 tỷ USD.

    Thị phần của iPhone từng bị thu hẹp dưới sự chèn ép của các nhà sản xuất Android, việc thiếu đổi mới đã trở thành cơ sở chính khiến dư luận có nhiều đánh giá tiêu cực. Nhưng khi Apple thay đổi chiến lược và tung ra một số sản phẩm tương đối hiệu quả về giá thành, iPhone lại một lần nữa khẳng định lại vị thế.

    Cụ thể trong quý này, tăng trưởng doanh thu rõ ràng liên quan đến việc phát hành loạt iPhone12. Các mẫu iPhone 12 mới nhất, bao gồm cả iPhone 12 mini và iPhone 12 Pro Max, giá cả vẫn ở mức chấp nhận được. Dù chú trọng đến điểm nhấn là 5G, Apple cố tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm, trong đó có việc sử dụng linh kiện rẻ hơn và loại bỏ bộ sạc đi kèm.

    Ngoài iPhone, Apple còn kiếm tiền từ phần cứng khác

    Một số người nói rằng những gì Apple bán là sản phẩm đắt tiền có thể mang ra ngoài, chẳng hạn như iPhone, tai nghe. Trong khi những sản phẩm như HomePod mini chỉ có thể sử dụng ở nhà lại rẻ và tiết kiệm chi phí.

    Nhận định này đúng hay sai? So với các dòng điện thoại Android cùng vị trí, iPhone có giá thực sự đắt, nhưng xét về giá trị duy trì, Apple được người tiêu dùng đánh giá là thương hiệu giữ được giá trị và có sự cạnh tranh. Nhiều mẫu điện thoại Android khác ngang giá iPhone thường khó duy trì giá trị sau 1 năm.

    Các phần cứng khác ngoài điện thoại Apple về cơ bản bao gồm máy tính Mac, iPad, Apple Watch và Airpods. Mặc dù doanh thu này chỉ cộng thêm 30 tỷ USD, chưa bằng một nửa danh mục iPhone nhưng mỗi loại đều duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 20%.

    Đằng sau tốc độ tăng trưởng cao là sự thành công trong chiến lược thị trường và sức mạnh sản phẩm của Apple. Ví dụ, tại cuộc họp báo thứ 3 của Apple sau khi ra mắt iPhone vào năm ngoái, Apple đã phát hành chip máy tính để bàn M1 tự phát triển dựa trên kiến ​​trúc ARM và con chip tương thích với cả 3 dòng Mac.

    Sự cải thiện của Mac nhờ chip M1 là điều hiển nhiên. Không chỉ gia tăng hiệu suất và giúp hệ thống vận hành giao tiếp giữa Mac OS và iPad OS suôn sẻ hơn, dòng chip M1 còn tối ưu cấu hình sản phẩm và giúp thiết bị có tuổi thọ pin dài hơn.

    Trên thực tế, mức tăng doanh thu của iPad rõ ràng nhất, với 8,44 tỷ USD trong quý đầu tiên, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Không giống như thị trường máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android và Windows, Apple luôn duy trì tham vọng đáng kể trong sản phẩm máy tính bảng.

    Về phần cứng, iPad Pro mới ra mắt năm ngoái được trang bị chip A-series mạnh hơn iPhone cùng thế hệ, hỗ trợ sử dụng Apple Pencil trên nhiều iPad mới. Trong phần mềm, một hệ điều hành iPad hiệu quả hơn được khởi chạy đơn giản và rất nhiều sáng chế dành cho việc giao tiếp liên lạc giúp người dùng làm việc hiệu quả.

    Bên cạnh đó, Apple Watch mới được phát hành cùng lúc với dòng iPhone 12 tiếp tục chiến lược tiết kiệm chi phí tương đối của iPhone SE2. Apple Watch SE rẻ hơn vẫn đi kèm với tính năng theo dõi oxy trong máu và các chức năng khác như một sự khác biệt. Doanh thu tăng 29% một lần nữa chứng minh sản phẩm hiệu quả miễn là Apple dám làm, người tiêu dùng dám mua.

    Dịch vụ cũng là mảng kinh doanh tiềm năng

    Một thực tế không thể chối cãi là Apple ngày càng chú trọng hơn đến doanh thu phần mềm. Dù là Hội nghị mùa thu 2019 hay Hội nghị không cần phần cứng vào nửa đầu năm 2020, rõ ràng Cook đang đưa ra tín hiệu kiếm tiền từ hệ sinh thái.

    Số lượng iPhone được bán ra hiện tại vượt quá 1 tỷ, cộng với các phần cứng khác, tổng số người dùng của Apple đã ngoài 1,65 tỷ, nghĩa là tiềm năng thu lợi rất lớn từ hệ sinh thái. Doanh thu mảng kinh doanh dịch vụ của Apple trong quý này đạt 15,76 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành mảng kinh doanh hiệu quả với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.

    Hiện tại, các nguồn thu nhập kinh doanh dịch vụ của Apple rất đa dạng, chẳng hạn như phát trực tuyến Apple Music, Apple TV , trò chơi Arcade, Apple Pay để thanh toán và iCloud cho các dịch vụ đám mây.

    Trong bản đồ kinh doanh dịch vụ của Apple do Cook xây dựng, Apple định hướng một con đường kinh doanh truyền thông trực tuyến thông qua phần nội dung. Mặc dù chưa chắc liệu Apple có tham vọng trở thành Netflix hay không, nhưng tỷ suất lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn là đủ để Apple tiếp tục.

    Từ góc độ cơ cấu doanh thu, Apple vẫn dựa vào việc bán phần cứng để kiếm tiền, và doanh thu ngày càng tốt hơn, nhưng trong hai năm trở lại đây, Apple quan tâm hơn đến thu nhập từ phần mềm iOS, Mac. Tất nhiên, Apple Care là một dịch vụ cần chú ý khi không chỉ mang lại doanh thu, nó còn phản ánh sự kéo dài chu kỳ thay thế người dùng và sự suy giảm của tỷ lệ thay thế.

    Lý do quan trọng khiến việc người dùng chọn mua các sản phẩm phần cứng sẽ là điểm tựa quan trọng để Apple tăng doanh thu và tối ưu hóa cơ cấu doanh thu. Chính vì vậy, điều không chắc chắn duy nhất có lẽ là giới hạn doanh thu của Apple nằm ở đâu? Ngoài mảng kinh doanh chip tự phát triển thì khi nào sẽ có Apple Car?


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ