Giới khoa học tạo ra được dạ dày mô phỏng nhân tạo hoạt động y hệt cơ quan thật, phát triển thay thế nội tạng không cần hiến tặng

    NPQM,  

    Một bước đi đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như y học của thế giới.

    Ngày càng có nhiều người bị mắc các bệnh về dạ dày và bụng hơn là tim mạch. Đối với phần lớn trường hợp thì có thể xuất phát từ những lý do nhỏ như viêm dạ dày hoặc thừa acid, nhưng còn lại thì có nguy cơ liên quan đến ung thư ruột - nguồn gốc khiến cho 26.370 người Mỹ mỗi năm phải điều trị.

    Để có thể nghiên cứu và chữa trị tốt hơn về các bệnh dạ dày cùng ảnh hưởng của vi khuẩn, các nhà khoa học tạo Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati đã sáng chế ra một phương pháp sản sinh enzyme tiêu hóa hữu hiệu cho đường ruột.

    "Điều mà chúng tôi đã nghiên cứu suốt hơn 1 thập kỷ qua đó là cố gắng tại tạo mô tế bào nội tạng của con người từ đĩa cạn nuôi vi khuẩn," chia sẻ bởi Tiến sỹ James Well, chuyên gia lãnh đạo dự án.

    Công trình này từng được công bố tại tạp chí Nature là cách mà một mẫu cấu trúc tế bào cơ quan có thể được nuôi cấy từ các tế bào gốc sản sinh nhanh chóng, có khả năng phát triển ở mọi khu vực trong cơ thể con người. Nhờ đó, ứng dụng vào quá trình "nuôi" mô ruột tiêu hóa, các nhà nghiên cứu sẽ học được thêm nhiều điều về cách mà cơ thể bị ảnh hưởng và tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác nhân khác.

    "Chúng tôi biến những mô tế bào gốc đó thành cơ quan như thể hệ tiêu hóa thu nhỏ vậy," Well tiếp tục cho biết. "Kích cỡ của nó chỉ khoảng vài mm, nhưng cơ chế phản ứng và hoạt động thì hoàn toàn sát với thực tế. Nói cách khác, chúng chỉ nhỏ hơn nhưng có đầy đủ chức năng như hệ tiêu hóa và dạy dày thực sự."

    Mục tiêu lớn nhất là tiềm năng trong tương lai về khả năng phát triển "cơ thể người mô phỏng qua chip", có thể mang hình thức là một thiết bị nhỏ như một chiếc thẻ, chứa trong đó nhiều loại tế bào gốc cho mỗi cơ quan trong cơ thể, dùng để áp dụng vào quy trình nghiên cứu và chữa trị.

    "Các cơ quan nội tạng bị hỏng vì tổn thương hoặc bệnh tật sẽ rất khó để thay thế và chữa trị, nhất là khi lượng người hiến tặng cũng không quá khả quan. Do vậy, trong tương lai, đây có thể là một phương pháp khả thi khắc chế tình trạng này."

    Tham khảo: DigitalTrends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ