"Giời ơi đất hỡi" trong thế giới số: Đừng mất tiền, mất kỷ niệm rồi mới lo làm chuồng
Cách đây vài ngày, tôi đọc được một câu status đặc biệt: bạn tôi bị mất chiếc máy tính mua từ năm 2011, có lẽ là thất lạc khi chuyển nhà từ nửa năm trước. Bạn nói, không tiếc của, chỉ tiếc bao nhiêu bức ảnh kỷ niệm lưu trong máy.
Đọc câu status mà tôi không biết nên cười hay nên mếu. Mất máy tính? Một vật dụng to và cồng kềnh như chiếc máy tính vẫn có thể để mất được? Thậm chí mất nửa năm rồi mới phát hiện ra là mất?
Nhưng cuối cùng thì điều ấy vẫn đã xảy ra với bạn tôi. Một điều hoàn toàn không nằm trong khái niệm "có thể" của tôi, đã thực sự xảy ra với bạn tôi.
Đừng, đừng bao giờ nghĩ kỷ niệm (số) của bạn sẽ không bao giờ tan biến vào hư vô...
Thực tế là cuộc sống số của chúng ta tràn ngập những chuyện "giời ơi đất hỡi" như vậy. Có những chuyện bạn nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng chúng vẫn xảy ra.
Và chúng ta chịu thiệt.
Ví dụ, có lần tôi đang ngồi yên bình nghe nhạc thì mèo nhảy lên bàn, "trượt" trên cuốn sách và hất luôn ổ cứng di động của tôi xuống đất. Thế là thôi, vĩnh biệt kho nhạc 3 năm download sắp xếp...
Mà đây mới chỉ là những câu chuyện mang tính tình cảm. Nếu bạn chỉ lưu file công việc trên một ổ cứng (dù là trong hay ngoài), lỡ có vấn đề gì xảy ra với ổ cứng đó là bạn phải làm lại từ đầu. Bạn sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế.
Đừng để mất mới lo làm chuồng
Đừng bao giờ nghĩ chuyện mất tiền, mất kỷ niệm sẽ không thể nào xảy ra với bạn. Bạn đã gặp bao nhiêu người mất điện thoại – và vì không sao lưu nên mất hết ảnh chụp trong máy? Bạn đã từng nghe về ransomware, loại mã độc sẽ mã hóa tất cả các file trên máy tính của bạn? Bạn đã bao giờ cài APK ngoài luồng và bỗng dưng tìm thấy những process vô cùng xa lạ trên máy? Bạn có biết sạc không chính hãng hoàn toàn có thể gây hỏng máy?
Nói gì thì nói, số phận của những chiếc máy không chỉ phụ thuộc duy nhất vào người dùng. Làm thế nào để chắc chắn ổ cứng/ổ SSD sẽ không hỏng? Làm thế nào để kiểm soát được tất cả những thứ (có thể) đang chạy trên máy của bạn? Rõ ràng là không ai có thể chắc chắn cuộc sống số của họ sẽ mãi mãi êm đềm.
Các giải pháp sao lưu càng ngày càng rẻ!
May mắn là tất cả những hiểm nguy này dều có thể phòng tránh khá rất dễ dàng. Ví dụ, ổ cứng USB giờ chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng 1 chiếc, thừa đủ để bạn lưu tất cả kỷ niệm. An toàn hơn nữa, bạn có thể bỏ ra những khoản tiền không lớn để mua gói lưu trữ đám mây bản quyền từ Dropbox, Google hay Microsoft. Giá bản quyền Office 365 cũng khá thấp: nếu có gói gia đình thì trung bình mỗi người chỉ tốn 340.000đ/năm vừa để dùng Office bản quyền, vừa để có 1TB lưu trữ đám mây.
Không may mắn là chẳng mấy ai trong số chúng ta chịu nghĩ đến chuyện sao lưu. Ổ cứng bền lắm, điện thoại giữ kỹ lắm, làm sao mà mất được?
Rất nhiều người quanh tôi đã TỪNG nghĩ như vậy đấy bạn à.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"