Nhiều bạn trẻ đang kháo nhau bí quyết tiết kiệm được đến nửa tháng lương. Trong đó bên cạnh việc chi tiêu thông minh các bạn trẻ còn vận dụng các phương thức thanh toán như trả tiền sau để kế hoạch thu chi được như mong muốn.
Cùng đọc thêm các thông tin dưới đây để biết chi tiết cách các bạn trẻ đã áp dụng nhé!
1. Thiết lập hạn mức chi tiêu cho từng hạng mục
Đặt hạn mức chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý được dòng tiền của bản thân tốt hơn. Thông qua việc này, bạn có thể phân bổ thu nhập của mình vào nhiều hạng mục khác nhau như chi phí sinh hoạt, gặp gỡ bạn bè, mua sản phẩm cần thiết và vẫn đảm bảo được các khoản tiết kiệm hay đầu tư mỗi tháng. Các bạn trẻ Gen Z cũng đã sớm tiếp cận với các phương pháp quản lý tài chính cá nhân như 50/20/30 hay phương pháp 6 chiếc lọ để sử dụng tiền hiệu quả. Các phương pháp này sẽ phân chia thu nhập của bạn thành nhiều phần để phục vụ các mục đích chi tiêu của bạn.
Chẳng hạn với phương pháp 50/20/30, thu nhập của bạn sẽ được chia ra thành 3 phần với tỉ lệ như sau: nhu cầu thiết yếu sẽ chiếm 50% thu nhập (thực phẩm, điện, nước, wifi,…); nhu cầu cá nhân chiếm 20% (du lịch, giải trí, học tập,…) và đầu tư tài chính sẽ chiếm 30% (mua chứng khoán, kinh doanh,…). Tùy theo mục đích tài chính cá nhân mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ từng hạng mục.
2. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết
Để đạt được mục tiêu tiết kiệm phần lớn thu nhập của bản thân, Gen Z đã cắt giảm tối đa chi phí có thể ở tất cả các hạng mục. Điển hình như một bữa ăn trưa tại hàng quán gần công ty sẽ có giá 50.000đ, buổi tối về nhà sẽ tốn thêm 50.000đ mua đồ ăn ngoài. Gen Z đã chọn đi chợ và nấu ăn tại nhà để 100.000đ có thể phục vụ được ba bữa ăn, đồng thời đảm bảo được vệ sinh và độ dinh dưỡng hàng ngày. Tương tự với việc uống cà phê mỗi buổi sáng hay trà sữa mỗi trưa cùng đồng nghiệp. Bạn có thể mua về tự pha và mang theo đi làm mỗi ngày. Chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc mua tại hàng quán.
Bên cạnh đó các chi phí như ăn uống, tiệc tùng cuối tuần cùng bạn bè cũng nên được cắt giảm khi bạn đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu. Thay vì bạn dành 10% thu nhập cho các hoạt động xã giao, giải trí này thì bạn có thể cắt giảm còn 5%. Bạn có thể để số tiền này sẵn trong ví, vừa biết được mình đã chi tiêu bao nhiêu vừa đảm bảo không chi tiêu lố nếu để tiền trong tài khoản. Đồng thời mạnh dạn từ chối các cuộc vui nếu ngân sách đã hết, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt hạn mức chi tiêu đã đề ra bạn nha!
3. Linh hoạt thanh toán bằng hình thức trả tiền sau
Trong trường hợp phát sinh như cần mua gấp một món đồ nhưng hạn mức chi tiêu của danh mục đã hết trong tháng này, bạn có thể chọn các phương thức thanh toán linh hoạt khác như trả góp hoặc trả tiền sau. Một số đơn vị cung cấp dịch vụ trả tiền sau không cần thanh toán trước sẽ giúp bạn "gia hạn" toàn bộ số tiền thanh toán đến kỳ lương tiếp theo, khi hạng mục chi tiêu đã được "nạp" đầy trở lại. Hoặc chia nhỏ toàn bộ khoản thanh toán để trả tiền sau theo kỳ hạn trong nhiều tháng, giúp bạn thư thả chi phí và không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm.
Một số đơn vị có dịch vụ trả tiền sau còn có các ưu đãi giảm trực tiếp trên giá sản phẩm giúp bạn tiết kiệm hơn chi phí. Chẳng hạn tại sàn thương mại điện tử Sendo, khi sử dụng phương thức mua trước trả tiền sau qua ứng dụng Kredivo Việt Nam bạn sẽ được chọn kỳ hạn thanh toán linh hoạt đến 12 tháng. Đồng thời còn có ưu đãi giảm thêm 50% tối đa 100.000đ hoặc giảm 5% lên đến 500.000đ. Ngoài ra bạn còn được áp dụng đồng thời với mã miễn phí vận chuyển, giúp bạn mua sắm tiết kiệm hơn tại Sendo. Phương thức mua trước trả tiền sau qua ứng dụng Kredivo cũng áp dụng tại nhiều đơn vị khác như thời trang MARC, skinstore.vn, Mytour, Gotadi, VivaVivu, MIA,... Bạn có thể xem đầy đủ các thương hiệu có áp dụng trả tiền sau qua ứng dụng Kredivo ngay tại app Kredivo và sử dụng mỗi khi cần để linh hoạt chi tiêu nhé.
4. Thường xuyên ghi chú các khoản chi tiêu
Cuối cùng chính là bạn đừng quên ghi chú chi tiết các khoản chi tiêu trong ngày. Việc ghi chú sẽ giúp bạn kiểm soát và đảm bảo việc chi tiêu đúng như kế hoạch đã đề ra. Bạn có thể nhanh chóng cân đối, giảm chi phí từng hạng mục nếu lỡ "lố" tay chi tiêu vượt hạn mức đã dự định. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng ghi chú chi tiêu mà bạn có thể tải về miễn phí từ App Store và CH Play để sử dụng trên điện thoại. Các ứng dụng này không chỉ giúp bạn nhìn được từng khoản đã chi mà còn có các biểu đồ giúp bạn đánh giá hoạt động chi tiêu của mình qua mỗi tháng để có thể cải thiện như mong muốn. Bạn có thể tham khảo các ứng dụng như MoneyNote, Sổ Thu Chi MISA, Money Lover,...
Có thể thấy với những bí quyết trên đây, Gen Z không chỉ kiểm soát chi tiêu tại từng hạng mục mà còn linh hoạt dùng các phương thức thanh toán như trả tiền sau để đảm bảo mục tiêu tiết kiệm, đồng thời cân bằng được các chi tiêu cá nhân như mong muốn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI