Giới trẻ Việt phát sốt với trào lưu ảnh "hành tinh tí hon"
Polar Panorama là trường phái đặc biệt của ảnh góc rộng, tạo nên những bức ảnh toàn cảnh vô cùng độc đáo từ ảnh panorama 360 độ.
Tiếp nối trào lưu chụp ảnh chế Võ Tắc Thiên xuất hiện đầu năm, cư dân mạng đang tiếp tục "phát sốt" với trào lưu ảnh "hành tinh tí hon" mới. Thực chất, Polar Panorama, hay còn gọi là ảnh Panorama 360 độ đã xuất hiện trước đây khá lâu, nhưng thường chỉ được biết tới bởi giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và các nhà thiết kế. Với những ứng dụng đơn giản dành cho smartphone, trào lưu này đang trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết, với khả năng thể hiện khung cảnh rộng lớn, bao quát hơn ảnh panorama thông thường và cũng khá lạ mắt.
Về cơ bản, Polar Panorama sử dụng hàng loạt tấm ảnh chụp đủ 360 độ xung quanh người chụp (hoặc thiết bị chụp), kể cả trên trời và dưới đất thay vì chỉ khung cảnh góc rộng bình thường. Trước đây, người dùng thường phải dùng tới máy ảnh để chụp hàng loạt tấm, sau đó sử dụng Photoshop để xử lý rất nặng nề và tốn thời gian (dù ảnh cho ra có chất lượng cao).
Với chiếc smartphone và những ứng dụng hữu ích, tín đồ công nghệ đã có thể tự tạo cho mình những "hành tinh tí hon" một cách dễ dàng hơn nhiều. Một số ứng dụng cần thiết bao gồm Photosynth (iOS, Windows Phone), Photo Sphere Camera (iOS, có sẵn trong Google Camera cho Android) và Living Planet (iOS) hoặc Planetical (Android) dùng để xử lý ra ảnh "hành tinh tí hon".
Ảnh 360 độ khi "ép phẳng" sẽ hơi biến dạng ở phần trên và dưới, nhưng đừng lo.
Bước đầu tiên, chúng ta cần chụp những bức ảnh đủ 360 độ xung quanh. Sau đó, Photosynth cho phép người dùng crop lại và lưu ảnh sau, còn Photo Sphere Camera sẽ tự động lưu ảnh vào Camera Roll của iOS. Lưu ý rằng ảnh 360 độ này cần chụp đủ khung cảnh trên trời và dưới mặt đất, để sản phẩm cuối cùng không gặp lỗi méo mó hoặc xuất hiện hiện tượng "hút" (thiết chi tiết phần mặt đất).
Đây là sản phẩm cuối cùng.
Tiếp đó, hãy mở Living Planet hoặc Planetical lên (người viết đề xuất sử dụng Living Planet), chọn ảnh mới chụp sau đó ứng dụng sẽ tự động tạo ảnh "hành tinh tí hon". Đa phần sản phẩm do các ứng dụng này tạo ra đều ổn, tuy nhiên người dùng nên chỉnh sửa lại đôi chút để ảnh có tính chân thực cao hơn và tránh các lỗi méo hình, mất chi tiết hay crop lại cho bố cục hợp lý.
Giao diện ứng dụng Photosynth, Photo Sphere Camera và Living Planet.
Một số ví dụ khác:
Quảng trường Nhà thờ Sa Pa.
Nhà hát Lớn Hà Nội.
Quần đảo Nam Du (Kiên Giang).
Bãi Mến, Nam Du, Kiên Giang.
Cư dân mạng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook
Vi xử lý Lunar Lake không chỉ là bước tiến lớn về hiệu năng mà còn về khả năng tiết kiệm pin, giúp Intel tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Tổ chức quốc tế đánh giá Bkav: Phát hiện mã độc dưới tiêu chuẩn, nhận diện sai gấp hơn 6 lần