Giữa một năm 2020 đầy biến động đau thương, đây là 8 tin cực đáng mừng mà đảm bảo bạn sẽ rất vui khi nghe thấy
Năm 2020 không chỉ toàn những đau thương. Vẫn còn đó những tin mừng, đủ để xua đi bóng mây u ám của "năm kinh tế buồn" này.
Khi năm 2020 bắt đầu, thế giới cùng nhau chào mừng một thập kỷ mới, mà chẳng ai ngờ rằng đó lại là một cột mốc có quá nhiều điều đáng sợ.
2020 khởi động bằng Covid-19 - một đại dịch toàn cầu, hiện đã lây nhiễm cho gần 35 triệu người và khiến hơn 1 triệu người tử vong. Rồi thảm họa cháy rừng kỷ lục, băng Nam Cực chạm đến mức thấp thứ 2 trong lịch sử... tất cả đều khiến chúng ta tự hỏi, liệu năm nay có còn điều gì tệ hơn thế nữa không?
Nhưng trước tiên thì hãy cứ bình tĩnh đã. Bên cạnh nhưng tin xấu, 2020 cũng mang lại một số tin tương đối đáng mừng, đủ để giúp chúng ta xua đi phần nào nỗi u ám của một năm "kinh tế buồn" như hiện nay.
1. 36 tháng sạch bóng virus của bệnh nhân HIV thứ 2 được chữa khỏi trên thế giới
Đó là Adam Castillejo, hay còn được biết đến với tên gọi khác là "bệnh nhân London".
Tháng 3/2019, các nhà khoa học công bố Castillejo trở thành bệnh nhân HIV thứ 2 trong lịch sử được chữa khỏi hoàn toàn. Trước đó, Castillejo đã trải qua một cuộc phẫu thuật cấy ghép tủy xương để điều trị căn bệnh ung thư bạch huyết. Tuy nhiên, người bạn hiến tặng tủy lại mang trong mình một dạng đột biến gene với khả năng ngăn virus HIV xâm nhập tế bào, và vô tình chữa khỏi luôn căn bệnh thế kỷ trong anh.
Ca phẫu thuật được thực hiện vào năm 2015. Tháng 10/2017, Castillejo uống những liều thuốc kháng virus cuối cùng. Và ở thời điểm hiện tại, đã 36 thang trôi qua mà cơ thể anh vẫn sạch bóng virus, mở ra tiềm năng cực lớn cho thấy căn bệnh đang gây nhức nhối cho cả nhân loại có khả năng được chữa trị hoàn toàn.
2. Đại bàng biển đã trở lại sau hơn 2 thế kỷ
Đại bàng biển - loài chim lớn nhất của Anh Quốc, được cho là đã bị xóa sổ khỏi quốc gia này kể từ năm 1780. Nhưng chính vào tháng 5/2020, thời điểm cả thế giới oằn mình chống dịch, khoa học xác định đã có một số con quay trở lại, lần đầu tiên sau 240 năm.
Theo các nhà khoa học, đây là thành quả của công tác bảo tồn, nỗ lực cải tạo Đảo Wight trở thành môi trường sống lý tưởng để đại bàng biển trở về.
3. Voi châu Phi đã tăng gấp đôi
Năm 1979, voi châu Phi được liệt vào danh sách nguy cấp nhất trên thế giới. Để thay đổi tình trạng này, một chiến dịch bảo tồn đã được khởi động, trong đó đặc biệt tìm cách ngăn chặn những kẻ săn trộm.
Và trong một nghiên cứu mới của năm nay, số lượng voi tại Kenya đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm cách đây hơn 30 năm, cho thấy một nỗ lực đáng kinh ngạc của con người để dọn dẹp hậu quả cũng từ chính nhân loại.
4. Chiến dịch trồng 250 triệu cây của Ấn Độ
Dẫu đang phải gồng mình chống lại Covid-19 với rất nhiều kỷ lục ca nhiễm và tử vong được ghi nhận, chính phủ Ấn Độ vẫn duy trì kế hoạch trồng 250 triệu cây xanh để chống lại tác động của biến đổi khí hậu.
Kế hoạch này dự tính sẽ kéo dài đến năm 2030. Tuy nhiên theo ước tính, chỉ 60% số lượng cây trồng là có khả năng sống được. Số còn lại sẽ chết vì thiếu nước, nhưng như vậy cũng là quá nhiều rồi.
5. Lỗ thủng ozone lớn nhất lịch sử Bắc Cực đã đóng lại
Dù rằng việc lỗ thủng đóng lại cũng không liên quan lắm đến nhân loại (bởi nó xuất hiện do một " hiện tượng khí quyển bất thường ") nhưng vẫn là một tin đáng mừng đúng không?
6. Chú voi cô đơn nhất thế giới đã hết cô đơn
Kể từ sau khi người bạn đời mất đi vào năm 2012, chú voi Kaavan tại một vườn thú ở Pakistan đã được xem là "cô đơn nhất" trên thế giới này. Không chỉ vậy, chú còn phải sống trong điều kiện cực kỳ kham khổ.
Nhưng rốt cục thì trong năm 2020, các nhà bảo tồn cũng tìm ra cách giải cứu chú. Họ sẽ chuyển Kaavan tới Campuchia để tìm bạn đời và có một cuộc sống tốt hơn.
7. Xóa sổ bệnh bại liệt tại châu Phi
Sau 4 năm không ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào, Nigeria tuyên bố họ đã quét sạch thành công căn bệnh bại liệt, cũng là đất nước cuối cùng còn chứng bệnh này. Dù vẫn phải cẩn thận và cần đến vaccine trong tương lai, nhưng đây cũng là dấu chấm hết cho căn bệnh gieo rắc kinh hoàng một thời tại châu Phi.
8. Khí thải năm nay đã giảm tới 30%
Dịch bệnh Covid-19 cướp đi rất nhiều sinh mạng của nhân loại, nhưng lại vô tình mang tới một hiệu ứng hết sức bất ngờ. Với việc con người hạn chế ra ngoài, lượng khí thải đã giảm rất mạnh trên phạm vi toàn thế giới. Như tại Bắc Mỹ, con số là 30%.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập