Gỡ Facebook đi, cài luôn mấy ứng dụng này để giỏi hơn mỗi ngày
Đây là những ứng dụng có thể mang đến cho bạn kiến thức về đa dạng các chủ đề trong cuộc sống.
Tận dụng smartphone như một công cụ học tập là một ý tưởng tuyệt vời bởi sự gọn nhẹ của chúng đồng nghĩa với việc bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Thật may, có rất nhiều ứng dụng thú vị giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu này.
1. Arts and Culture
Arts and Culture là một ứng dụng được phát triển bởi Google mà ít người biết đến. Nó chứa rất nhiều thông tin về nghệ thuật và văn hóa đúng như tên gọi. Thông qua ứng dụng này, người dùng cũng có thể ghé thăm hàng trăm bảo tàng và các địa danh lịch sử khác thông qua hình ảnh dạng 360 độ được cung cấp bởi chính Google. Nếu muốn tìm hiểu về văn hóa - nghệ thuật, Arts and Culture nhất định là ứng dụng mà bạn nên cài.
2. Amazon Kindle
Nếu đọc sách là một sở thích của bạn, đừng bỏ qua ứng dụng Amazon Kindle. Thông qua một trong những ứng dụng đọc sách cho smartphone được đánh giá cao nhất hiện nay này, bạn có thể mua sách trên Amazon hoặc tải sách mà bạn có (với định dạng phù hợp) vào để thưởng thức.
Tải về cho iOS, Windows Phone và Android.
3. Duolingo
Duolingo bắt đầu "khởi chạy" vào năm 2014 và nó đã chứng tỏ được một điều rằng ứng dụng giáo dục sẽ rất tuyệt khi đi theo phong cách vui nhộn. Với Duolingo, người dùng có thể học ngoại ngữ một cách thân thiện với các bài học dưới dạng trò chơi cùng độ khó tăng dần, khoa học. Điểm đáng khen ngợi ở Duolingo là ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và không có quảng cáo.
Tải về cho iOS, Windows Phone và Android.
4. Khan Academy
Khan Academy có thể được coi là một trường đại học trên smartphone với hơn 10.000 video nội ung thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, khoa học, kinh tế... để bạn cập nhật kiến thức hoặc "làm mới" lại bộ nhớ cho những gì mình đã biết trước đó.
Tải về cho iOS, Windows Phone vàAndroid.
5. Memrise
Memrise là một nền tảng hỗ trợ học ngoại ngữ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong vòng vài năm trở lại đây. Các nội dung bài học trên Memrise được sắp xếp khoa học theo từng khóa học cụ thể và bao quát để người dùng dễ dàng tìm kiếm, chọn lựa theo đúng mục đích. Thông kê cho thấy hiện Memrise đang cung cấp khoảng hơn 1.000 khóa học, liên quan đến 100 ngôn ngữ khác nhau. Khả năng đồng bộ đa thiết bị, công cụ theo dõi tiến trình học tập và chế độ kiểm tra thông minh cũng là những điểm nhấn đáng chú ý trên Memrise.
Tải về cho iOS , Windows Phone và Android.
6. Photomath
Photomath là một ứng dụng có một không hai giúp bạn giỏi toán hơn. Cơ chế hoạt động của ứng dụng này rất đơn giản: bạn sẽ chụp ảnh đề bài và ứng dụng sẽ hiển thị lời giải từng bước cụ thể. Ở thời điểm hiện tại, Photomath đang hỗ trợ khá nhiều dạng bài tập.
7. SoloLearn
Được đánh giá rất cao trên kho ứng dụng của Google và nhận được nhiều lời tán dương của học viên, SoloLearn cung cấp cho người dùng Android nhiều ứng dụng tự học các ngôn ngữ lập trình như HTML, C , Python, Java, SQL, JavaScript, PHP, CSS, C# và Swift. Tất cả các ứng dụng này đều miễn phí (không có các "gói" trả tiền trong ứng dụng), do đó, bạn có thể tận hưởng chúng 100%!
Tải về cho Android.
8. Udemy
Tập trung vào các khóa học kĩ năng (từ lập trình, học sử dụng các ứng dụng như Microsoft hay Adobe cho tới nấu ăn hay phát biểu trước công chúng), Udemy cũng là một nền tảng học tập được nhiều người yêu thích. Rất tiếc, phần lớn khóa học hay ho trên Udemy đều yêu cầu trả phí.
9. WolframAlpha
WolframAlpha có thể được coi là một ứng dụng "biết tuốt" khi thông qua nó người dùng có thể có được một khối thông tin đồ sộ, đáng tin cậy liên quan đến nhiều vấn đề hàn lâm như toán học, vật lý, kỹ thuật, thiên văn, khoa học trái đất, khoa học cuộc sống, khoa học máy tính và hơn thế nữa. Ứng dụng này có giá 2,99 USD, tuy nhiên nhiều trang công nghệ đánh giá con số này rất đáng đồng tiền bát gạo.
Tải về cho iOS, Windows Phone và Android.
10. YouTube
Nhắc tới YouTube, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một phương tiện giải trí. Tuy nhiên, nếu tận dụng đúng cách, nó cũng có thể là một nguồn video giáo dục đồ sộ. Từ đây, bạn có thể tiếp cận được nhiều mảng kiến thức vô cùng trực quan, thân thiện, dễ hiểu hoặc tìm đến những video chia sẻ lời vàng ý ngọc của các vĩ nhân.
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android