Google Cardboard đã chứng minh thêm được một ứng dụng khá hữu ích của nó.
Cố bé gái bốn tháng tuổi Teegan Lexcen đuợc sinh ra ở Minnesota với trái tim bị dị tật, không có phổi trái và cơ hội sống sót đến Giáng Sinh năm nay cực kì thấp. Nhưng giờ đây, cô bé đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật hở tim tại Bệnh viện Nicklaus ở Miami, Florida. Một nhóm các bác sĩ đã mạnh dạn sử dụng smartphone và Google Cardboard VR để 'nhìn' bên trong lồng ngực bệnh nhân và cứu mạng cô.
Để giải quyết một ca mổ cần sự tinh tế như vậy sẽ gây ra rất nhiều đau đớn ngay cả khi bệnh nhân là một người trưởng thành, với tình trạng của bé Teegan còn phức tạp hơn nữa bởi khung xương mỏng manh của cô. Để ca mổ được thành công đòi hỏi một sự hiểu biết sâu về cấu tạo tim của bệnh nhân, hình 2D MRI chỉ có thể cho biết một khía cạnh mà thôi. Ngay sau đó, tiến sĩ Juan-Carlos Muniz - người đứng đầu bộ phận MRI của bệnh viện - đã biến những hình ảnh 2D thành 3D, nạp chúng vào một chiếc iPhone và dùng Google Cardboard để bác sĩ phẫu thuật tim mạch Redmond Burke có một cái nhìn toàn diện của trái tim bé Teegan. Burke chia sẻ với trang tin UploadVR rằng việc này giống như "đứng trong phòng mổ" hai tuần trước khi phẫu thuật.
Khi đã biết rõ về tim của Teegan, tiến sĩ Burke tìm ra nơi đặt vết mổ đầu tiên của mình: ngay giữa ngực cô bé. Bảy giờ sau đó, Teegan đã được trao tặng một cuộc sống mới và VR bây giờ đã chứng minh được thêm một ứng dụng hữu ích của nó. Hầu hết các ứng dụng của VR trong ngành y tế chỉ tập trung vào việc khám phá não bộ khá trừu tượng và phức tạp. Trong khi những việc này cần các hệ thống VR cao cấp như Oculus Rift, vụ việc xảy ra trong vài tuần qua đã chứng minh rằng không cần thiết bị đắt tiền để cứu mạng sống - chỉ cần có sự sẵn sàng để nhìn mọi thứ theo một cách khác.
Tham khảo Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?