Google gặp biến lớn: Bị cáo buộc kiếm tiền từ việc theo dõi ‘những thứ nhạy cảm nhất’ của người dùng, rủi ro thanh trừng toàn ngành đang cận kề
Ngành công nghiệp quảng cáo trị giá 300 tỷ USD sắp được 'viết lại' sau khi Facebook và giờ là Google bị bóc phốt.
Dữ liệu Google thu thập được từ khách hàng được coi là cơ sở để định giá Alphabet – công ty mẹ vốn trị giá 1.800 tỷ USD. Bất chấp việc bị giới hạn quyền truy cập, từ lịch sử tìm kiếm đến vị trí người dùng, Google vẫn có thể kiếm tiền từ các hàng tỷ hồ sơ kỹ thuật số.
Điều này khiến một số tiểu bang và nhóm người dùng tại Mỹ phẫn nộ. Họ quyết định kiện Google vì cho rằng gã khổng lồ này đã xâm phạm quyền riêng tư trái phép. Nếu Google không thể kháng cáo, ngành công nghiệp quảng cáo trị giá 300 tỷ USD có thể đứng trước nguy cơ tái định hình khi sự bành trướng của các tập đoàn công nghệ lớn bị siết chặt.
1. Google kiếm tiền như thế nào?
Khi người dùng truy cập trình duyệt Chrome, công cụ tìm kiếm hoặc hệ điều hành Android, Google sẽ thu nhập dữ liệu hành vi để xây dựng hình ảnh, sở thích và mối quan tâm của khách hàng. Đây được ví von như những "bụi vàng" của các nhà tiếp thị sản phẩm trong nỗ lực hướng người dùng đến quảng cáo mục tiêu.
Google thu nhập dữ liệu hành vi để xây dựng hình ảnh, sở thích và mối quan tâm của khách hàng khi họ truy cập trình duyệt Chrome.
Như vậy, vai trò của Google, với tư cách là người trung gian, sẽ liên kết các nhà quảng cáo trực tuyến và người dùng. Dữ liệu khách hàng cũng được Google thu nhập để cá nhân hóa nội dung cũng như duy trì và cải thiện dịch vụ. Kho thông tin khổng lồ này, kết hợp với dữ liệu Facebook thu thập và một số nền tảng công nghệ khác sẽ khiến các Big Tech của Thung lũng Silicon sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn mà bất kỳ đối thủ tiềm năng nào cũng không thể đánh gục.
2. Google đối mặt với bao nhiêu vụ kiện?
Hồi tháng 1, Texas, Washington, Indiana và Washington đã kiện Google với cáo buộc đánh lừa người dùng tiết lộ dữ liệu vị trí để nhắm quảng cáo mục tiêu. Hai vụ kiện tập thể thay mặt hàng triệu người dùng Google mới đây cũng cho rằng gã khổng lồ này đã bí mật thu thập dữ liệu thông qua trình duyệt web Chrome. Họ khẳng định Google đã theo dõi "những thứ nhạy cảm nhất đủ khiến bạn xấu hổ" ngay cả khi người dùng bật chế độ "Ẩn danh" - cách truy cập được cho là có thể đảm bảo quyền riêng tư hơn.
Ngoài ra, bên nguyên đơn cũng cáo buộc Google thu thập bất hợp pháp dữ liệu từ những người dùng Chrome, ngay cả khi họ không hề đồng bộ hóa tài khoản Google với trình duyệt web này. Tuy nhiên, phía Google liên tục kháng cáo. Họ cho rằng người dùng đã hiểu sai về cách công ty này kiểm soát quyền riêng tư.
Hiện các nguyên đơn trong vụ kiện tính năng "đồng bộ hóa" của Chrome đang chờ phiên điều trần diễn ra vào ngày 31/5 tới đây để biết xem liệu họ có thể thay mặt hàng triệu người dùng khác khởi kiện tập thể Google hay không. Các nguyên đơn trong vụ kiện "Ẩn danh" cũng đang đề xuất được khởi kiện tập thể trong phiên điều trần vào tháng 9 sắp tới. Giám đốc điều hành Alphabet, ông Sundar Pichai, được lệnh phải hầu toà.
3. Điều gì đang đe dọa Google?
Nếu không thể kháng cáo, Google rất có thể sẽ bị toà giới hạn khả năng thu thập dữ liệu. Theo Matthew Schettenhelm, chuyên gia phân tích thuộc Bloomberg Intelligence, Google khi đó còn phải trả hàng chục tỷ USD tiền bồi thường trong vụ kiện về chế độ "Ẩn danh".
Ở một diễn biến khác, những người kiện Google xây dựng đế chế nghìn tỷ USD "hoàn toàn dựa trên giá trị dữ liệu người dùng Internet" cũng đang đòi bồi thường thiệt hại ít nhất 1.000 USD cho mỗi tài khoản.
Các chuyên gia cho rằng các phán quyết chống lại Google có thể thúc đẩy các cơ quan quản lý và nhà lập pháp truy sát hoạt động thu thập dữ liệu của công ty và nghiêm trọng hơn, là đàn áp toàn ngành công nghiệp quảng cáo.
Bất kỳ giới hạn nào đối với việc thu thập thông tin của Google đều sẽ tác động tiêu cực tới Meta.
Hiện chưa rõ điều này sẽ khiến các gã khổng lồ công nghệ thiệt hại ra sao, song Meta được cho là sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Bất kỳ giới hạn nào đối với việc thu thập thông tin của Google đều sẽ tác động tiêu cực tới mạng xã hội lớn nhất hành tinh bởi họ chủ yếu kiếm tiền từ dữ liệu khách hàng.
Trước đó, Meta cũng đã phải trả hàng tỷ USD tiền phạt do vi phạm quyền riêng tư người dùng trong nhiều năm, song điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự bành trướng của tập đoàn. Chỉ đến tháng 2 năm nay, Meta mới thực sự phải "nếm trái đắng" khi lần đầu tiên chứng kiến lượng người dùng sụt giảm. Giá trị cổ phiếu lao dốc khiến 230 tỷ USD giá trị vốn hoá "bốc hơi" trong phút chốc.
4. Phản ứng của Google?
Trước áp lực từ người dùng và cơ quan quản lý về quyền riêng tư, hồi năm 2020, Google tuyên bố cấm các nhà quảng cáo sử dụng cookie của bên thứ ba để theo dõi người dùng Chrome. Quyết định này đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội từ phía các công ty quảng cáo vốn dựa vào Google để tiếp cận tệp khách hàng. Gã khổng lồ này sau đó đã buộc phải trì hoãn lệnh cấm đến cuối năm 2023.
Google từng tuyên bố cấm các nhà quảng cáo sử dụng cookie của bên thứ ba để theo dõi người dùng Chrome.
Một thời gian sau, Google tuyên bố đã tìm ra giải pháp thay thế cookie, cho phép các công ty quảng cáo tiếp cận người dùng dựa trên dữ liệu thông tin cá nhân. Hồi tháng 2, Google cũng đề xuất một số công cụ cho hệ điều hành Android giúp quyền riêng tư người dùng được bảo vệ. Các chuyên gia nhận định động thái này chỉ nhằm mục đích giải quyết những lo ngại xoay quanh quyền riêng tư, qua đó giúp Google củng cố hơn vị trị thống trị trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số.
5. Còn ai đang "để mắt" tới Google?
Ngoài Mỹ, châu Âu cũng đang gia tăng áp lực lên Google.
Dựa trên cơ chế hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến, văn phòng Cartel Liên bang Đức hiện đang điều tra cách Big Tech này xử lý thông tin khách hàng. Cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp mới đây cũng áp mức phạt lên Google vì hành vi theo dõi trên công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh đó, Anh cũng đang để mắt tới gã khổng lồ này như một phần của công cuộc điều tra chống độc quyền. Cơ quan bảo vệ dữ liệu người dùng tại Ireland cũng đang chuẩn bị đưa ra phán quyết mới được cho là có thể khiến các Big Tech khó chuyển dữ liệu người dùng sang Mỹ.
Châu Âu đang gia tăng áp lực lên Google.
Đầu tháng này, PriceRunner, một công ty có trụ sở tại Thụy Điển đã đệ đơn kiện Google lên Tòa án Liên minh châu Âu và đòi được bồi thường 2,4 tỷ USD.
"Chúng tôi đòi lại công bằng cho những thiệt hại mà Google đã gây ra trong suốt nhiều năm qua", Giám đốc điều hành PriceRunner Mikael Lindahl cho biết. "Chúng tôi coi đây là cuộc chiến dành cho những người đã phải chịu đựng sự vi phạm luật cạnh tranh của Google trong suốt 14 năm".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Phó Giám đốc NIC: "Chúng tôi tin rằng Better Choice Awards sẽ không chỉ tạo dấu ấn trong nước mà còn vươn xa trên tầm khu vực và quốc tế"
Được biết, đây là mùa tổ chức thứ 2 của giải thưởng Better Choice Awards, cũng như đánh dấu 2 năm hợp tác của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia và Công ty Cổ phần VCCorp.
Bùng nổ cảm xúc đêm Gala Better Choice Awards 2024: Chị đẹp cùng anh tài tụ hội, quá mãn nhãn và ấn tượng