Một thử nghiệm về trí tuệ nhân tạo mới đây của nhà khổng lồ Google về sự liên kết với từ ngữ, sẽ giúp bạn hỏi bất kì thứ gì có trên thư viện sách.
Theo Engadget, bộ phận Nghiên cứu của Google (Google Research) mới đây đã tung ra một 2 sản phẩm thử nghiệm với tên gọi Sematic Experiences (Trải nghiệm Ngữ nghĩa), bao gồm 2 trang web thú vị để chứng minh với mọi người về khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hiểu rõ ràng những gì chúng ta nói. Một trong 2 trang web có tên gọi "Talk to Books"(tạm dịch: Hãy nói với Sách), nơi mà người dùng có thể sử dụng trang này để "giao tiếp" với sách, và có thể hiểu người dùng hỏi ở giới hạn những ngành nhất định.
Bạn chỉ cần viết một câu nói hay một câu hỏi bất kì, và ứng dụng sẽ tìm tất cả những câu liên quan nhất để đáp lại với những gì bạn vừa nhập ở nhiều những đầu sách. Bạn đọc có thể thử nghiệm tính năng Talk to Books qua link website này.
Trong một bài đăng công bố, Giám đốc Kỹ thuật của Google – nhà tương lai học Ray Kurzweil và Giám đốc Quản lý Sản phẩm Rachel Berstein nói rằng, hệ thống này không phụ thuộc vào hoạt động tìm từ khóa. Họ đã huấn luyện ứng dụng AI này bằng cách đưa cho nó "hàng tỷ những cặp câu hội thoại", để chúng có thể học cách để nhận ra một câu trả lời hay sẽ như thế nào. Khác với công cụ tìm kiếm Google, Talk to Books có thể giúp bạn tìm ra những tiêu đề, lời văn trong sách mà nếu chỉ tìm kiếm bằng từ khóa đơn thuần sẽ không đạt được.
Đơn cử, khi tìm kiếm "Anh ấy nói rằng anh ta là thám tử vĩ đại nhất mọi thời đại", kết quả cho ra những câu trong sách được in đậm, và có những câu in đậm trong số này thậm chí không có bất kì một từ khóa nào trong câu hỏi vừa rồi, bởi vì bộ máy trí tuệ nhân tạo đã liên kết từ "detective"(thám tử) với "investigator"(nhà điều tra), hay nói cách khác, hệ thống tìm giúp người dùng trả lời câu hỏi theo đúng ngữ cảnh họ muốn nói đến.
Một trang web khác cùng được tung ra với "Talk to Books" là Semantris. Semantris là một trang bao gồm các trò chơi liên quan đến từ vựng, trong đó một trò chơi tương tự như trò chơi xếp hình Tetris, bằng cách bạn xếp những nói về cùng một chủ đề. Hai trò chơi chứng minh khả năng của AI có thể nhận diện và phân loại được những từ đồng nghĩa, từ không đồng nghĩa hay trái nghĩa, kể cả liên kết tiếng kêu như "vroom" với xe máy và "meow" với mèo. Bạn đọc có thể trải nghiêm các trò chơi của Semantris qua link này.
Sự phát triển trong véc-tơ từ vựng, một mô hình huấn luyện trí tuệ nhân tạo - từ những thuật toán - mà máy tính có thể học về mối quan hệ giữa các từ vựng dựa trên ngữ cảnh thực, đã đưa đên sự vượt lên của công nghệ xử lý ngôn ngữ trong vài năm qua. Theo Kurzweil và Bernstein, những trang web trên là một minh chứng cho thấy cách "máy tính học" có khả năng thực hiện hóa những ứng dụng tưởng chừng như không thể trước đây.Theo họ, những ứng dụng không tưởng khác còn bao gồm " khả năng phân loại, phân tích sự tương đồng ngữ nghĩa, phân nhóm ngữ nghĩa, lựa chọn phương án từ vựng phù hợp và tính năng tìm kiếm ngữ nghĩa (Talk to Book là một ví dụ về khả năng tìm ngữ nghĩa, không phải tìm từ khóa như Google bình thường).
Google đã đưa ra một mô-đun từ tính năng này trên Tensorflow để những nhà nghiên cứu và lập trình khác có thể sử dụng, và việc công khai mô-đun này sẽ giúp cho công trình của Google có thể dẫn lối cho nhiều ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo khác, với mong muốn đưa các ứng dụng này đi xa hơn những ứng dụng trước đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4