Google lặp lại nỗi sợ 13 năm trước: Hoảng loạn làm AI, cho rằng bất kỳ dự án nào liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng đều 'rất tuyệt'
Mọi thứ diễn ra tại Google đang được thúc đẩy bởi sự 'hoảng loạn'.
- Google Maps có thể chỉ đường rất chính xác nhờ đâu
- Độc lạ "trí tuệ" của AI Google Search: Khuyên người dùng đổ keo lên pizza trước khi ăn
- Nhìn thấy ảnh nhà mình hiện trên Google Maps, đừng có vui mừng: Hãy xóa ngay vì lý do nguy hiểm này
- Google Search đang bị hủy diệt từ bên trong như thế nào?
- Rùa bò còn nhanh hơn: Google Pixel 8a và nỗi thất vọng mang tên sạc pin
Google là một trong những tập đoàn lớn tham gia cuộc đua AI, song theo lời một cựu nhân viên, mọi thứ đang diễn ra lại được thúc đẩy bởi ‘sự hoảng loạn’. Scott Jenson,
Nhà thiết kế UX cấp cao đã rời Google vào tháng 3, viết: “Các Dự án AI mà tôi thực hiện có động lực kém. Nó được thúc đẩy bởi sự hoảng loạn rằng miễn là về AI thì mọi dự án đều sẽ rất tuyệt”.
Jenson sau đó làm rõ, thông qua bản cập nhật bài đăng của mình, rằng ông không phải lãnh đạo cấp cao của Google. Bản thân các dự án ông thực hiện trước đó cũng rất hạn chế. “Nhận xét của tôi xuất phát từ sự thất vọng chung của toàn bộ ngành và đó là cách tiếp cận AI”, Jenson nói.
Theo hồ sơ LinkedIn, Jenson từng tốt nghiệp Stanford và đã làm việc tại Google khoảng 16 năm, với 3 vị trí riêng biệt.
Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, Jenson quản lý UX di động của Google. Ông tái gia nhập tập đoàn vào năm 2013 và dành hơn 8 năm tập trung phát triển chiến lược sản phẩm. Quãng thời gian làm việc lần thứ ba kéo dài từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024, chỉ chuyên tập trung nghiên cứu các ứng dụng mới của công nghệ xúc giác.
“Tầm nhìn là sẽ có một trợ lý Tony Stark giống như Jarvis trong điện thoại của bạn. Bạn sẽ bị ‘khóa’ vào trong hệ sinh thái và không thể rời đi”, Jenson viết.
Theo Jenson, đây không phải lần đầu tiên gã khổng lồ tìm kiếm tỏ ra sợ hãi và lo lắng trước các đối thủ mới. “Điều này đã diễn ra cách đây 13 năm với Google+, mạng xã hội mà công ty ra mắt vào tháng 6 năm 2011. Nỗ lực của công ty nhằm cạnh tranh với đối thủ Facebook đã thất bại”, ông nói và cho biết Google không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất mắc sai lầm.
“Apple cũng không khác là mấy”.
Đánh giá gay gắt của Jenson được đưa ra trong bối cảnh các gã khổng lồ công nghệ như Google và Apple đang phải vật lộn để bắt kịp những công ty mới nổi về AI như OpenAI. Các giám đốc phần mềm Apple đã phải dành nhiều tuần thử nghiệm ChatGPT trước khi nhận ra mình cần nâng cấp trợ lý kỹ thuật số Siri.
Trước đó, Google từng nhiều lần bị OpenAI lấn át. Khi tập đoàn công bố mô hình AI mới Gemini 1.5 vào ngày 15/2, OpenAI ngay lập tức loại bỏ mô hình chuyển văn bản thành video Sora. Ngày OpenAI ra mắt mẫu AI hàng đầu mới GPT-4o, Google cũng công bố một số cập nhật.
“Tôi cố gắng không nghĩ về các đối thủ quá nhiều, nhưng tôi không thể ngừng nghĩ về sự khác biệt về mặt thẩm mỹ giữa OpenAI và Google”, CEO OpenAI Sam Altman nói.
Google bị nhận xét là khá chậm chạp trong làn sóng AI. Cách tiếp cận thận trọng có lẽ được hình thành sau nhiều năm trí tuệ nhân tạo gây tranh cãi. Bản thân các Giám đốc điều hành rất cảnh giác với những rủi ro mà bản demo sản phẩm mang lại. Tập đoàn này cũng sợ ‘tự bắn vào chân mình’ bởi trong chatbot nói riêng hay khái niệm ‘dịch vụ hội thoại’ nói chung, điều cấm kỵ nhất là quảng cáo - lĩnh vực đem lại nguồn thu chính cho Google.
“Google đang vật lộn để tìm sự cân bằng giữa mức độ rủi ro và tham vọng duy trì vị thế dẫn đầu trên thế giới”, Gaurav Nemade, cựu Giám đốc sản phẩm của Google, nhận định.
Theo đại diện phát ngôn Google, luôn có một khoảng cách lớn giữa nguyên mẫu nghiên cứu và sản phẩm đáng tin cậy, an toàn cho mọi người dùng. Google khẳng định cần suy nghĩ thấu đáo hơn các startup nhỏ khi phát hành công nghệ AI.
“Đây sẽ là một hành trình dài — cho tất cả mọi người, trên toàn lĩnh vực”, Sundar Pichai, CEO Google nói. “Điều quan trọng nhất Google có thể làm ngay bây giờ là tập trung xây dựng một sản phẩm tuyệt vời và phát triển nó một cách có trách nhiệm”.
Nỗ lực đối với chatbot của Google bắt đầu từ năm 2013, khi người đồng sáng lập Larry Page thuê kỹ sư khoa học máy tính Ray Kurzweil để truyền bá tư tưởng rằng một ngày nào đó máy móc sẽ vượt qua trí thông minh của con người. Google sau đó cũng mua lại DeepMind - một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo.
Hồi năm 2018, Google tuyên bố không sử dụng công nghệ AI vào lĩnh vực vũ khí quân sự. Động thái trên được đưa ra sau khi bản hợp đồng giữa Google và Bộ Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích dữ dội. Nó có tên Project Maven, giúp Google có thể tự động xác định và theo dõi các mục tiêu máy bay không người lái.
Tập đoàn này sau đó hủy bỏ dự án. Ông Pichai cũng công bố bộ 7 quy tắc nhằm hạn chế rủi ro xoay quanh công cụ AI, trong đó có việc yêu cầu chúng phải chịu trách nhiệm trước người dùng.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Google, Jeff Dean, đã nỗ lực nâng đỡ quá trình phát triển AI có trách nhiệm. Hồi tháng 5/2021, công ty cam kết tăng gấp đôi quy mô nhóm kỹ sư, đồng thời hỗ trợ giúp chatbot trở nên chính xác hơn, ít rủi ro hơn.
“Ưu tiên cao nhất của chúng tôi, khi tạo ra các công nghệ như LaMDA (Language Model for Dialog Applications) là giúp chúng giảm tối đa rủi ro”, hai phó Chủ tịch Google cho biết trong một bài đăng trên blog.
Tuy nhiên hiện tại, trước ‘cơn cuồng nộ’ mang tên AI, Google không thể ì ạch mãi. Tập đoàn này biết mình phải ưu tiên điều gì, chấp nhận đánh đổi ra sao và coi ai là đối thủ xứng tầm nhất.
Theo: BI, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương