Google tiết lộ đã chi tới hơn 700 triệu đồng để mua nam châm cho kính VR Cardboard
Và đặc biệt là số tiền này do chính những nhân viên của họ đặt bằng thẻ Visa của mình.
Google Cardboard là chiếc kính thực tế ảo giá rẻ mà gã khổng lồ tìm kiếm này đã tung ra hồi năm 2014, và tính tới thời điểm hiện tại, họ đã bán được 10 triệu chiếc.
Tuy nhiên, 2 năm trước, khi nó mới là một dự án mới mẻ tại Google, các nhân viên của họ đã phải đặt mua các linh kiện, bộ phận của Cardboard từ chuỗi cửa hàng bán lẻ vật dụng xây dựng, đồ nội thất và các sản phẩm dịch vụ Home Depot.
Và thứ tư vừa qua, Phó chủ tịch lĩnh vực thực tế ảo của Google, Clay Bavor đã chia sẻ một hóa đơn mua nam châm ở Home Depot trị giá 32.592 USD :
Google Cardboard sử dụng một nam châm ở cạnh phải của kính để làm nút tùy chỉnh của nó. Nam châm này có tác dụng điều khiển la bàn ở bên trong smartphone của bạn, và điện thoại sẽ ghi nhận chúng là những cú chạm hay lướt trên màn hình.
Vào thời điểm đó, dự án này chỉ được ghi chú trong tờ hóa đơn là “nam châm” mà thôi.
Google Cardboard mới chỉ được giới thiệu vào năm 2014, khi mà họ cho những người tham dự hội thảo thường niên Google I/O dùng thử.
Lúc ấy, nhiều người cứ tưởng đây là một trò đùa của Google. Tuy nhiên 3 năm sau, đó chính là cách dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm nhất để mọi người có thể tiếp cận với công nghệ thực tế ảo VR. Google hé lộ rằng đã có 160 triệu lượt tải về các ứng dụng Cardboard trên chợ ứng dụng Google Playstore của họ, và các công ty lớn như tờ báo New York Times thậm chí còn ký hợp đồng mua số lượng lớn và gửi chúng cho những người đăng ký mua báo của họ.
Tất cả thành công mà họ đạt được, đều bắt đầu từ việc các nhân viên dám bỏ tiền túi của mình ra để đặt mua tới 32.592 USD để mua số nam châm này bằng Visa của họ.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple phát hành iOS 18 chính thức: Nhiều tùy chỉnh mới, khóa ứng dụng bằng Face ID... nhưng chưa có AI
iOS 18 mang tới nhiều tính năng, nhưng vẫn chưa có Apple Intelligence, bộ tính năng AI được người dùng iPhone mong chờ.
Công ty Trung Quốc nộp bằng sáng chế công nghệ độc quyền của ASML