Google từ bỏ dự án cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc trị giá 10 tỷ USD, vì nguyên tắc đạo đức công ty
Sau khi Google từ bỏ đấu thầu dự án này, rất có thể Amazon sẽ là sự lựa chọn số 1 của Lầu Năm Góc để hợp tác.
Google cho biết sẽ từ bỏ việc đấu thầu dự án cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc trị giá tới 10 tỷ USD. Nguyên nhân là do các nguyên tắc đạo đức công ty không phù hợp với yêu cầu của phía Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trong thông báo của mình, Google cho biết dự án cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc vi phạm một số quy tắc đạo đức. Đặc biệt là có quy tắc không sử dụng trí tuệ nhân tạo trong vũ khí quân sự, cũng như giám sát con người.
Sau khi Google từ bỏ đấu thầu dự án này, rất có thể Amazon sẽ là sự lựa chọn số 1 của Lầu Năm Góc để hợp tác.
Google đã từng rất thèm muốn có được hợp đồng này, bởi với khoản doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm từ hợp đồng có thể giúp mảng kinh doanh điện toán đám mây của Google cạnh tranh với các đối thủ Amazon và Microsoft. Có được một khách hàng lớn như Lầu Năm Góc cũng là cách quảng bá thương hiệu rất tốt.
Tuy nhiên, hàng nghìn nhân viên của Google đã phản đối việc thực hiện thương vụ này. Các nhân viên này đã biểu tình để chống lại việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào phát triển vũ khí quân sự, cũng như có thể vi phạm các quyền con người như tích hợp một hệ thống giám sát người dân.
Chính vì vậy mà Google phải chấp nhận từ bỏ hợp đồng 10 tỷ USD với Lầu Năm Góc, bên cạnh đó là ban hành nguyên tắc mới trong việc phát triển và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trên nền tảng điện toán đám mây của mình.
Tham khảo: business insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"