Không nhiều người biết rằng gã khổng lồ tìm kiếm cũng đang ngày ngày lưu lại dữ liệu search bằng giọng nói của họ qua tính năng OK Google.
Ai cũng biết trước nay Google vẫn liên tục ghi lại các dữ liệu tìm kiếm của người dùng để phục vụ cho mục đích hiển thị quảng cáo phù hợp. Thế nhưng có thể không nhiều người biết rằng gã khổng lồ tìm kiếm cũng đang ngày ngày lưu lại dữ liệu search bằng giọng nói của bạn qua tính năng OK Google, đồng thời cho phép bạn nghe lại chúng online.
Tháng 6 năm nay, Google cũng giới thiệu giao diện Google Activities cho phép người dùng xem lại tất cả các hoạt động của họ trên nền tảng Google. Đây là nơi bạn có thể quản lý cài đặt riêng tư, xem lại các từ khóa tìm kiếm cũng như lịch sử vị trí của chính mình. Điều thú vị là Google Activities cũng cho phép bạn nghe lại các dữ liệu tìm kiếm voice search trong quá khứ.
Những tháng qua, tôi cũng thường xuyên sử dụng voice search để “hỏi” Google những thứ như địa điểm ăn uống hay vài từ khúc mắc (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt). Hóa ra chúng đều được lưu lại nhưng bạn có thể xóa đi bất cứ lúc nào.
Để truy cập lại các dữ liệu voice search và xóa chúng đi, bạn hãy làm như sau:
1. Đăng nhập vào Google Activities tại đây
2. Vào phần Điều khiển hoạt động ở danh mục bên cột trái
3. Kéo xuống mục Hoạt động bằng giọng nói và âm thanh, bấm Quản lý lịch sử để xem lại và xóa các file audio đã thu. Bạn cũng có thể kéo tắt chức năng này ở nút bên góc phải.
Google hiện chưa đưa ra bình luận gì về việc công ty lưu lại các dữ liệu voice search bởi đối với hiển thị quảng cáo, lưu lại dữ liệu tìm kiếm bằng text có lẽ đã là quá đủ.
Một số ý kiến cho rằng Google lưu lại dữ liệu voice search của người dùng là để phục vụ cho việc nâng cấp thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp hệ thống phân biệt được sự khác nhau giữa giọng điệu các vùng miền, hoặc cũng có thể để huấn luyện cho các robot thông minh hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI