GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu

    LH, LH 

    Cùng tìm hiểu về một số ứng dụng tận dụng sức mạnh tính toán của GPU.

    Trên box những chiếc card đồ họa ngày nay, chắc hẳn không nhiều người nhận ra sự hiện diện của dòng chữ “GPGPU”. Hiểu rõ và áp dụng GPGPU trong quá trình sử dụng máy tính hằng ngày có lẽ là một điều xa lạ hơn nữa đối với đa số người dùng. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn một số thông tin cơ bản về GPGPU, cũng như những ứng dụng sử dụng công nghệ này một cách hiệu quả.
     
    GPGPU là gì?
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 1

     
    Sức mạnh của những bộ vi xử lí đồ hoạ (GPU) ngày càng tăng, tới mức xuất hiện những GPU mạnh hơn cả những bộ vi xử lí thông thường (CPU) trong việc thực hiện thuật toán, song chúng lại chỉ được sử dụng trong một số trường hợp. Nhằm tăng cường hiệu suất làm việc của một hệ thống, một khái niệm mới được ra đời, đó là GPGPU (General-Purpose Computation on GPU) – sử dụng khả năng tính toán của GPU để hoàn thành những công việc trước kia là của CPU. Vậy bạn có thể sử dụng những ứng dụng nào để bắt GPU “lười biếng” hoạt động?
     
    WinZip
     
    WinZip là một trong những phần mềm đầu tiên tận dụng GPGPU. Bạn sẽ không cần cài đặt, vì WinZip khi cài đặt đã có sẵn tính năng này. Sử dụng OpenCL, hiệu năng WinZip tăng đáng kể - từ 20-30%:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 2

     
    Freemake Video Converter
     
    Freemake Video Converter là một ứng dụng miễn phí được phát triển bởi hãng phần mềm Ellora Assets. Ứng dụng này tận dụng khả năng xử lý của GPU thông qua DXVA. Trong quá trình cài đặt, nhớ bỏ qua các lựa chọn Toolbar, Search Engine và Home Page; chúng có thể làm phiền bạn sau này:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 3

     
    Để kích hoạt tính năng tăng tốc phần cứng đã được cài đặt sẵn trong Freemake Video Converter vào File > Options, chọn thẻ ‘Acceleration’ và tích chọn ‘Use DXVA’:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 4

     
    Bây giờ bạn chỉ cần đưa file Video cần convert vào giao diện chính của Freemake, chọn loại output file, nhấn convert và hưởng thụ thành quả nào:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 5

     
    Blender
     
    Blender là phần mềm chuyên về thiết kế đồ họa 3D, không chỉ giúp bạn vẽ nên những tác phẩm bắt mắt mà còn có thể dùng để dựng nên những thước phim 3D hoành tráng. Tuy nhiên, để tận dụng GPGPU, bạn cần có phần mềm bổ trợ LuxRender.

    Đầu tiên chúng ta sẽ add LuxRender vào Blender: Vào File > User Preferences, chọn thẻ ‘Addons’, chọn ‘Install Addon’ và tìm file LuxBlendXX_64bit.zip nằm trong Program Files/LuxBlend. Sau đó, nhấn Install:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 6

     
    Toàn bộ công việc trên sẽ giúp bạn cài đặt phần mở rộng cho phép chuyển công việc render của Blender sang cho LuxRend. Tuy nhiên, chúng ta phải kích hoạt nó đã. Trước tiên, tiếp tục vào File > User Preferences, chọn thẻ ‘Addons’, tìm danh mục Render ở bên trái và chọn 'Render: LuxRender'. Sau khi chờ vài giây và việc cài đặt hoàn tất, chuyển sang thẻ 'System', ở phía dưới bên trái, chọn 'OpenCL' và lưu lại mặc định bằng cách chọn ‘Save as Defaults’:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 7

     
    Trên thanh Info ở phía trên màn hình, hãy tìm đến list engine và chọn ‘LuxRender’. Cột công cụ bên phải sẽ có một số thay đổi. Chọn thẻ ‘Render’ và tìm đường dẫn đến thư mục cài đặt LuxRender. Sau đó, kéo xuống và tìm ‘LuxRender Render Settings’. Trong ‘Rendering Mode’, chọn ‘Hybrid Path’:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 8

     
    Hãy chắc chắn rằng lựa chọn ‘Use GPUs’ đã được đánh dấu. Một thẻ mới hiện ra cho phép bạn chọn thiết bị chạy OpenCL nếu như bạn có nhiều hơn 1 card đồ họa:
     

    GPGPU và một số ứng dụng tiêu biểu 9

     
    Sau đó, chọn Render và hãy xem GPU của bạn hoạt động như thế nào.
     
    Tham khảo: Techradar
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày