Grinders - những người tự cấy ghép thiết bị điện tử vào trong cơ thể chỉ để... cho vui
Các DIY Cyborgs hay còn gọi là Grinders là từ để chỉ những người đam mê công nghệ đến cuồng si. Mê đến mức họ đã tự gắn lên người, luồn xuống dưới da những bo mạch hay các thiết bị điện tử hoặc các cục nam châm chỉ để... cho vui!
Tim Cannon - một hacker người Mĩ gắn lên tay mình một bộ cảm biến giúp anh theo dõi các chỉ số sinh học của cơ thể mình qua màn hình máy tính bảng.
Các mẹo vặt trong cuộc sống giúp những công việc tẻ nhạt như bật nắp lon nước ngọt hay mở nắp các chai lọ thú vị hơn. Nhưng những mẹo vặt này chỉ dành cho dân nghiệp dư, còn đối với “dân chuyên”, họ sẽ gắn dưới da những chiếc nam châm, hay các thiết bị điện tử khác. Hãy tưởng tượng một ngày bạn chỉ cần úp lòng bàn tay lên tai là bạn có thể thực hiện một cuộc gọi bất kì xem…
Một cảnh trong phim Total Recall (2012) - Douglas đang sử dụng tay phải để... gọi điện cho người thân.
Nhiếp ảnh gia Hannes Wiedemann là một trong những người đầu tiên mang thế giới Grinders đến với công chúng. Đôi khi trong những bức ảnh của anh có vài chi tiết khá rợn người và gây cảm giác buồn nôn (các bạn nên cân nhắc trước khi xem). Anh nói rằng: “Họ là những con nghiện công nghệ nên họ đã cố gắng dùng lối tắt để tiếp cận công nghệ.”
Hình ảnh các phẫu thuật viên đang lồng một thiết bị điện tử xuống dưới lớp da trong album của Hannes Wiedemann.
Có khoảng 5000 Grinders rải rác khắp nước Mĩ. Phong trào rộ lên từ năm 1998, bắt đầu khi Kevin Warwick, một giáo sư đại học đã gắn vào tay mình một thiết bị RFID (Radio Frequency Identification - Công nghệ cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio) để ông có thể tắt bật đèn chỉ với 1 cái búng tay. Văn hóa này đã có cơ hội bùng lên trong 5 năm qua do những công ty như Dangerous Things và Grindhouse Wetware đã cung cấp cho thị trường một số lượng khổng lồ những phụ kiện giống như RFID giúp bạn có thể mở cửa ô tô mà không cần chìa khóa,...
Wiedemann tình cờ biết về Grinders qua một người bạn ở Đức, và ngay lúc đó, anh đã bị lôi cuốn ngay lập tức. Anh đã dành 7 tháng để tìm hiểu và nghiên cứu về diễn đàn Biohack.me - nơi các Grinders cùng tranh luận về những thứ như rủi ro khi sử dụng nam châm phủ niken,... hay cùng nhau tham dự các các sự kiện đặc biệt khác. Wiedemann đã tham dự triển lãm Cyborg tại Düsseldorf, Đức và dành 6 tuần tại Mĩ để gặp gỡ những Grinders như Tim Cannon (người đồng sáng lập nên Grindhouse Wetware) và Amal Graafstra (chủ sở hữu của Dangerous Things).
Một grinder đang nằm nghỉ ngơi sau khi phẫu thuật cấy ghép một cái nam châm vào gờ tai.
Đáng chú ý nhất là Grindfest, một bữa tiệc kéo dài 3 ngày tại Tehachapi, California. Vài trăm Grinders từ khắp đất nước Mĩ đã tụ tập tại phòng thí nghiệm (được tái thiết kế từ gara cũ) của Jeffrey Tibbetts, nhân viên y tế của một nhóm Grinders tên Sciences for the Masses. Một trong những Grinders Wiedemann ấn tượng nhất là một anh chàng đến từ Düsseldorf đã gắn đèn LED xuống dưới da chỉ vì… muốn được nhấp nháy!
Cánh tay một người sau khi cấy ghép thiết bị mang tên “Ngôi sao phương Bắc 1.0”.
Những bức ảnh do Wiedemann chụp lại sự kết hợp giữa kim loại và da thịt con người của Grinders đã khiến không ít người cảm thấy rùng mình. Các cuộc phẫu thuật trong điều kiện thô sơ có thể khiến bạn có cảm giác như đang lạc vào thời Trung Cổ nhưng các Grinders không phải là những người duy nhất nghĩ rằng cấy ghép vi mạch vào cơ thể là một bước đi mới tới tương lai. Việc cấy ghép các thiết bị phụ hợp với mục đích y tế đã được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh động kinh hay Parkinson.
Và gần đây nhất, tỉ phú Elon Musk - một trong 20 CEO tài giỏi nhất thế giới đã đầu tư vào dự án công ty Neuralink - kết nối não bộ con người với chiếc máy vi tính. Nếu dự án này thành công, có thể bạn sẽ cần cài đặt vài phần mềm Anti Virus cho bộ não của bạn đấy!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời