GS. Hồ Tú Bảo: Cha ông cầm AK, con cháu phải cầm AI thì quốc gia mới có thể hùng cường!
Tại phiên tọa đàm "Giải pháp công nghệ thúc đẩy nhanh chuyển đổi số" trong khuôn khổ diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019, Chủ tịch Vinasa Trương Gia Bình đặt câu hỏi: "Để trở thành người về đích trong cuộc chạy đua hùng cường, ta cần phải nhớ, cái gì đang cản trở chúng ta?".
Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Nguyễn Sơn Hải nói: "Với kinh nghiệm của cá nhân tôi, để đổi mới và phát triển, đầu tiên phải có nhận thức loại bỏ tư duy thiển cận, không bị quá nhiều tiền lệ".
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng cục ATTT, Bộ Thông tin Truyền thông lưu ý: "Trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng 4.0, kinh tế số chính phủ số,... thì những thách thức của Việt Nam cũng giống như bất kỳ một chính phủ số nào. Song song với những cơ hội đang có, cần đặc biệt chú ý đến an toàn, an ninh mạng. Nếu có một thông điệp, tôi xin nói: Đừng để bài toán an ninh mạng ra ngoài quá trình chuyển đổi số. AI nhưng phải nhớ an toàn".
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch đầu tư nhắc nhở doanh nghiệp: "Đừng đi một mình, đừng ngại rủi ro".
Ông Cương giải thích thêm: "Nếu để cho từng doanh nghiệp, từng cá nhân làm thì cũng có thể có kết quả tốt, nhưng như vậy chưa đủ để tạo nên một dân tộc. Dân tộc rất cần sự gắn kết, sự phối kết hợp cùng chung tay của tất cả mọi người. Còn về đừng ngại rủi ro, ta đã làm rồi, nhưng những thứ ta làm chưa là gì so với thế giới, vẫn còn rất nhiều thách thức ở phía trước. Nếu chúng ta ngại thay đổi, thì chúng ta không bao giờ có thể về đích".
Ông Võ Gia Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Định lại cảm thấy, điều quan trọng là: "Không chờ đợi và không mất lòng tin". Bởi lẽ, ông Nghĩa cho rằng, nếu chúng ta đã tin rằng Việt Nam trong tương lai sẽ hùng cường, thì ta không nên mất lòng tin vào điều đó. Và đừng nên chờ đợi người ta thành công rồi thì mình mới đi theo thành công đó.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Công nghệ lõi, Tập đoàn Viettel có lời khuyên cho lực lượng trẻ: đừng nghĩ ta có tiềm năng mà không học tập. Ta luôn phải miệt mài học hỏi vì các quốc gia khác đều học hỏi, phấn đấu phát triển công nghệ thông tin, ta phải học nhanh hơn mới vượt được họ.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng trong cuộc đua hùng cường, các quốc gia không xuất phát cùng một lúc, nhiều quốc gia đã đi trước rất lâu. Câu chuyện của Việt Nam là làm sao để rút ngắn khoảng cách với những người đi trước, và trong số những người đi cùng thì Việt Nam phải vượt lên đầu. Bên cạnh đó vần phải tạo được khát vọng cho người trẻ, ông Tùng nói: "Cha ông cầm AK (súng), con cháu phải cầm AI (trí tuệ nhân tạo)".
Tổng giám đốc Microsoft Phạm Thế Trường phát biểu: "Đừng nghĩ rằng IT chỉ dành cho người làm khoa học. Ai cũng có thể học IT và có lẽ ai cũng nên học. Nhiều công cụ xây dựng các nền tảng công nghệ ứng dụng đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức cơ bản về AI. Vì thế, AI là nội dung dành cho tất cả mọi người".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI