Hà Nội ngập trong sương bụi mù mịt bao phủ tầm nhìn: Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động!
Nhiều ngày qua, chất lượng không khí tại Hà Nội đang vào mức đáng báo động, thấp nhất: 102, cao nhất: 197. Đường phố mịt mù bởi lớp không khí dày đặc, tạo cảm giác nôn nao, ngộp thở. Tình trạng ô nhiễm này có thể ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ, đặc biệt các bệnh lý về hô hấp, hen suyễn.
- Phát minh tuyệt vời cho môi trường của doanh nghiệp Mexico: Ý tưởng thiên tài trong thời đại rác nhựa lên ngôi
- Ngưng ngụy biện "Tôi bận": Không có thời gian sao còn online cả tối? Người bản lĩnh sẽ biết quý trọng 5 phút
- Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng 'đeo mặt nạ' vui vẻ trước camera
Hà Nội mù mịt, ô nhiễm trầm trọng
Đây là Hà Nội, gần 13 chiều 27/3, một lớp không khí như sương mù bao phủ toàn thành phố. Trên thực tế, đây không phải sương mù như chúng ta vẫn nghĩ, ngược lại cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề của Thủ đô.
Cũng trong ngày 27/3, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội đã lên mức báo động: thấp nhất: 102, cao nhất: 197, cao nhất châu Á, cao hơn cả Bắc Kinh, Delhi, Mumbai… Đây đều là những thành phố công nghiệp, đông dân và vốn "nổi tiếng" ô nhiễm nhất thế giới.
Trong những ngày gần đây, các điểm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội đều cho những kết quả ở ngưỡng kém và xấu vào thời điểm đầu giờ sáng. Thậm chí, tình trạng trời mù còn kéo dài tới đầu giờ chiều, có những ngày tới gần 18h tối mới chấm dứt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ Văn Trung ương, Hà Nội đang trong những ngày không khí lạnh suy yếu gây nên hiện tượng nghịch nhiệt, chất lượng không khí chuyển biến nghiêm trọng. Dự báo sương mù, mưa lất phất sẽ còn lặp lại trong 2-3 ngày tới, nhất là từ 4-8h sáng, kéo dài tới chiều tối, chất lượng không khí chưa thể cải thiện.
Tình hình chất lượng không khí lên mức báo động ngày 27/3 ở Hà Nội. Ảnh chụp màn hình.
Clip: Hà Nội ngập trong màn sương mù mịt bao phủ tầm nhìn: Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động!. Thực hiện: Minh Nhân.
Màn sương mờ khiến tầm nhìn của người tham gia giao thông bị hạn chế, mặt khác họ cảm thấy khó thở, ngột ngạt khi liên tục phải di chuyển ngoài đường. Khu vực quận Long Biên, Hà Đông, Tây Hồ, Cầu Giấy,... luôn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Theo chuyên gia, người dân nên theo dõi thường xuyên chất lượng không khí qua Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội (hanoi.gov.vn) hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường hay Đại sứ quán Mỹ. Cảnh báo, mức độ ô nhiễm không khí những ngày này có thể ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ, đặc biệt các bệnh lý về hô hấp, hen suyễn.
"Thật kinh khủng, tuy mình không gặp vấn đề gì về hô hấp nhưng mình biết ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến mình và tất cả mọi người sớm thôi, chẳng qua nhiều người chưa cảm nhận được. Trên tuyến đường Nguyễn Trãi giao thông huyết mạch của Thủ đô nhưng rất nhiều nhà máy sản xuất. Mình rất quan tâm đến môi trường và luôn cố gắng bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất, nhưng thực sự vấn đề ô nhiêm không khí này thật khó để cải thiện" - bạn Thuỳ An chia sẻ.
"Mình ở ngay gần đường Nguyễn Chí Thanh, ở phòng hít thở thôi cũng lo sợ. Ô nhiễm không khí ở phòng mình tuy không nồng nặc, dày đặc như ngoài đường nhưng mình biết bản thân đang hít thứ gì vào người" - bạn Hiếu Minh nói.
Những toà nhà mờ ảo, mặt nước hồ không còn đủ sáng trong để soi chiếu.
Đường Yên Phụ kéo dài (quận Tây Hồ), dòng người chìm trong lớp không khí ô nhiễm.
Tình trạng này kéo dài khoảng 2 ngày nay tại Hà Nội.
Con sông gần như bị lớp không khí mù mịt kia "nuốt chửng".
Người dân ra đường gần như không thể thiếu những chiếc khẩu trang.
Nhìn từ xa, cầu vượt gần như mất hút vào trắng xoá.
Chuyên gia môi trường: Bản chất của ô nhiễm chỉ là ngắn hạn, nhưng không có biện pháp hạn chế
Trao đổi với chúng tôi, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, hiện tượng trời mù ở Hà Nội hiện nay cũng khá giống với thời điểm cuối tháng 1/2019 khi ô nhiễm không khí ở Thủ đô lên đến mức cao, ở ngưỡng xấu và nguy hại tới sức khỏe.
Theo ông Tùng, loại bụi PM2.5 hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch.
"Theo quan điểm của tôi, có thể có 2 nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm như trên. Thứ nhất là do lượng người tham gia giao thông tăng cao, khói bụi xăng từ các phương tiện thải ra quá lớn. Thứ hai có thể do hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra, có khả năng làm chất lượng không khí xấu đột ngột.
Dù hai bên trồng nhiều cây xanh, con đường này cũng không thoát khỏi cảnh bị nhuốm màu ô nhiễm mù mịt.
Hồ Tây mất hút, trắng xoá. Đây được xem là khu vực mù mịt nhất.
Cây cầu "lùi dần" vào lớp không khí ô nhiễm.
Chất lượng không khí ở Hà Nội hiện đang ở mức báo động.
Số lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn là một trong những nguyên dân gây ô nhiễm.
Trời ô nhiễm khiến tầm nhìn của người dân bị hạn chế.
Người dân sinh sống tại Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm đáng báo động.
Tình hình này kéo dài trong ít ngày nhưng không có biện pháp để hạn chế.
Hiện tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao (trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp). Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao" - ông Tùng nói.
Hiện tại, thời tiết Hà Nội vẫn còn hanh khô và lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thấp, ít nắng, sáng sớm có sương mù, ít mưa vào sáng sớm và gió nhẹ, không có sự chuyển động rối trong lớp khí quyển sát đất. Chính điều kiện khí tượng bất lợi đã khiến chất ô nhiễm không được khuếch tán lên cao mà tích lũy lại ở lớp khí gần mặt đất
Tiến sỹ Tùng cũng cho biết thêm, bản chất của việc ô nhiễm này là chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, 1 vài ngày, không kéo dài lâu. Tuy nhiên không có biện pháp ngắn hạn nào để hạn chế được việc ô nhiễm này.
Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt (0 - 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mức trung bình (51 - 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài.
Mức kém (101 - 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài. Mức xấu (201 - 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài. Mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI